Người nuôi ốc hương chờ giá
Thu hoạch ốc hương nuôi ở vịnh XUân Đài (TX Sông Cầu)
Anh Nguyễn Sang, một người nuôi ốc hương, thuê đìa ở cạnh vịnh Xuân Đài rộng 2.000m2, trong đó 1.500m2 nuôi ốc hương còn 500m2 dùng chứa nước.
Cách đây 5 tháng, anh thu hoạch 3 tấn ốc hương bán với giá 230.000đồng/kg, doanh thu trên 600 triệu đồng, trừ các khoản chi phí anh thu lãi trên 300 triệu đồng.
Sau vụ nuôi đầu, anh Sang đầu tư nuôi tiếp, đến nay, ốc hương rớt giá mạnh, nếu bán sẽ lỗ nên anh tiếp tục nuôi chờ giá tăng.
Anh Sang cho biết: Chi phí nuôi 1.500m2 ốc hương, từ khâu thuê đìa, con giống đến thức ăn, công chăm sóc sau 6 tháng đội lên khoảng 450 triệu đồng, trong khi đó nếu thu 3 tấn ốc hương bán với giá hiện nay chỉ được 435 triệu đồng, lỗ 15 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi, nghề nuôi ốc hương chú trọng kỹ thuật nuôi, vì rủi ro lớn hơn tôm hùm.
Ốc hương khi bị nhiễm bệnh sẽ chết sạch đìa, mình ốc thối rữa, còn tôm hùm chết lai rai, có thể vớt vát bán được.
Vì vậy, để ốc hương không bị nhiễm bệnh khi nuôi, đìa phải được tạo oxy thường xuyên, lắp nguồn (máy quay) quạt nổi tạo oxy trên bề mặt và các nguồn lủi âm dưới đìa để sục khí.
Đặc biệt, người nuôi phải thường xuyên cào vớt thức ăn thừa dưới đầm để nước không bị ô nhiễm.
Nghề nuôi nhọc công, tuy nhiên từ năm 2014 đến trung tuần tháng 7/2015, nghề nuôi ốc hương trong đìa ở đây trúng vì ốc hương phát triển tốt, giá cả ổn định; nay giá ốc hạ, nhiều người “méo mặt”.
Còn anh Nguyễn Văn Tùng, một người nuôi ốc hương ở đầm Cù Mông cho biết: Con giống hiện nay mua 10 vạn con với giá 70 triệu đồng, thả nuôi đìa rộng 1.500m2.
Ốc hương lớn đều đặn đến tháng thứ 5 thì “sai 15” (tức là 150 con/kg), thu gần 1,5 tấn ốc thành phẩm.
Tuy nhiên với giá như hiện nay thì chi phí tiền đầu tư thức ăn, giống, thuê đìa, công nuôi tính ra lỗ.
Nhiều người nuôi ốc hương ở đây vẫn nuôi thêm thời gian, chờ giá lên.
Theo một thương lái mua ốc hương ở TX Sông Cầu, hiện là mùa mưa, nhiều người nuôi ốc hương ở các nơi khác tranh thủ thu hoạch để tránh nước ngọt xâm lấn ao đìa, số lượng ốc hương bán ra thị trường nhiều nên giá giảm.
Theo thống kê của Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, diện tích nuôi trồng cá mú, cá chẽm, ốc hương, cua trong đìa 302ha, trong đó khoảng 13ha nuôi ốc hương.
Thời gian qua, nghề nuôi trồng thủy sản ở đây mang tính tự phát, người nuôi chưa tuân theo quy hoạch cũng như lịch thời vụ, nuôi lấn qua mùa mưa.
Ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường, người nuôi còn đối mặt với tình trạng giá cả bấp bênh.
Có thể bạn quan tâm
Lấy vợ, lập nghiệp với 2 sào đất vườn bạc màu, 6 sào ruộng lúa, vợ chồng ông Trần Đăng Khoa, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, Nam Định đã làm giàu từ chính mảnh đất bạc màu ấy.
Theo tính toán của ngành chuyên môn, để đầu tư cho một héc-ta nuôi tôm quảng canh cải tiến, người nông dân phải đầu tư các khoản như: cải tạo ao đầm, men vi sinh, tiền con giống, thức ăn bổ sung, tương đương 12 triệu đồng/vụ. Quả thật đây là khoản tiền không nhỏ đối với những hộ gia đình có mức sống trung bình.
Với việc thành lập các ban điều phối ngành hàng nông sản, nông sản Việt Nam sẽ tăng được giá trị gia tăng, qua đó nâng cao thu nhập cho nông dân.
UBND tỉnh Đăk Lăk lại đồng ý bổ sung quy hoạch thêm 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn, nâng số nhà máy trên toàn tỉnh lên 7 trong thời gian tới.
Ao nuôi phải lớn hơn 5.000 m2, có hệ thống cấp thoát nước thuận tiện; ao được cải tạo, cấp nước qua lưới lọc (sâu 1,5 - 1,8 m), sau 2 - 3 ngày thì thả cá. Mật độ nuôi vỗ là 0,1 kg/m2, cá nặng 50 - 100 g/con, khỏe mạnh. Trước khi thả, ngâm cá trong nước ao khoảng 15 phút cho quen rồi thả từ từ.