Xuất khẩu xoài sang Nhật Bản sẽ có đột phá vào 2016

Từ ngày 17-9, xoài Cát Chu của Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản.
Việc xuất khẩu có thuận lợi không, thưa ông?
Từ ngày 17-9 đến nay, việc xuất khẩu xoài vào thị trường Nhật Bản diễn ra khá thuận lợi.
Hiện nay, xoài đang được xuất khẩu sang Nhật với giá khoảng 8-10 USD/kg.
Giá này khá cạnh tranh khi thấp hơn giá xoài của Thái Lan khoảng 2-3 USD/kg.
Xoài Việt có lợi thế lớn ở thị trường Nhật Bản nhờ sự thơm ngon, có thể sản xuất và cung cấp quanh năm.
Bên cạnh đó, khoảng cách giữa Việt Nam và Nhật không lớn.
Hiện nay, ngoài các doanh nghiệp Việt Nam thì có cả các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng tham gia vào việc thúc đẩy xuất khẩu xoài sang Nhật.
Theo ông, khi xuất khẩu xoài vào một thị trường “khó tính” như Nhật Bản, đâu là điều mà các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý?
Cơ quan quản lý Nhà nước đã làm việc để mở cửa thị trường và hướng dẫn các doanh nghiệp những yêu cầu từ phía Nhật Bản.
Hiện nay, về vấn đề kiểm dịch thực vật, Việt Nam có đầy đủ các điều kiện để xử lý hơi nước nóng xoài trước khi xuất đi theo đúng yêu.
Nhật Bản là một thị trường rất đông dân, giàu tiềm năng nên chúng tôi khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu càng nhiều càng tốt.
Tuy nhiên, điểm doanh nghiệp cần lưu ý là phải đảm bảo đúng các điều kiện khắt khe, nhất là về an toàn thực phẩm mà phía Nhật Bản đặt ra.
Muốn vậy, doanh nghiệp phải có vùng nguyên liệu được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng và sản xuất xoài theo quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng xuất khẩu xoài vào thị trường Nhật Bản trong thời gian tới?
Trong năm nay, xuất khẩu xoài sang Nhật bản sẽ chưa được nhiều bởi doanh nghiệp mới xuất khẩu, chưa có vùng sản xuất lớn.
Hiện nay, các vùng sản xuất được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng mới chỉ khoảng vài chục ha.
Tuy nhiên, sang năm diện tích đó có thể sẽ nâng lên hàng trăm ha và nhiều hơn nữa.
Từ đó, xuất khẩu xoài sang Nhật Bản mới có thể có sự đột phá.
Một trong những yếu tố khiến bắt đầu từ sang năm xuất khẩu xoài sang Nhật có sự đột phá là bởi lúc đó người tiêu dùng Nhật Bản đã bắt đầu quen với xoài Việt Nam.
Các nông dân trồng xoài cũng như doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã có thêm kinh nghiệm, quen thuộc thị trường.
Ngoài xoài, Việt Nam sẽ thúc đẩy xuất khẩu thêm mặt hàng trái cây nào sang Nhật Bản trong thời gian tới, thưa ông?
Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán để xuất khẩu thêm thanh long ruột đỏ sang Nhật.
Sau đó là các mặt hàng như vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa…
Các loại trái cây chiến lược của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu không chỉ sang Nhật Bản mà sang nhiều thị trường lớn khác.
Đây là một trong những lợi thế trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Tôi cho rằng, người nông dân có thể hạn chế bớt trồng lúa để tập trung trồng cây ăn quả.
Đặc biệt, khi trồng cây ăn quả không cần tăng diện tích mà chỉ cần tập trung nâng cao chất lượng lên nhằm ngày càng đáp ứng yêu cầu và tiếp cận được nhiều thị trường lớn.
Khi đó, giá trị các mặt hàng trái cây có thể được nâng lên nhiều lần.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm

Trong bối cảnh lúa gạo tồn đọng lớn, giá cả sụt giảm mạnh, cuộc sống hàng triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang gặp khó khăn, có lẽ những người thường có ý kiến “phải bảo vệ diện tích đất trồng lúa” cũng phải đắn đo. Đã đến lúc cần có cái nhìn toàn diện về chiến lược phát triển cây lúa, có giải pháp đồng bộ thay vì chỉ tập trung vào mũi xuất khẩu gạo để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập nông dân.

Về chất lượng nguồn lao động biển cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Lao động biển hiện nay có trình độ văn hóa thấp hơn so với lao động ở các ngành nghề khác.

Một lượng lớn cá ngừ đại dương của ngư dân không xuất khẩu được, trong khi đó các doanh nghiệp lại phải nhập khẩu cá ngừ đại dương từ các nước khác để tái xuất.

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện đứng thứ 3 sau tôm và cá ba sa. Nhưng nếu cải tiến khâu đánh bắt, bảo quản, chế biến đúng tiêu chuẩn, giá trị xuất khẩu của loài cá này có thể tăng gấp 10 lần.

Trong tổng số hơn 1.000ha đất nông nghiệp của xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An), có trên 200ha đất ngoài khu vực đê bao được nông dân khai thác nuôi tôm hơn 10 năm qua, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xã còn gần 800ha đất sản xuất nông nghiệp (đã được thi công đê bao ngăn mặn, trữ ngọt) sản xuất lúa 2 vụ.