Nông Dân Xã Suối Đá Tây Ninh Trồng Mì Bị Thiệt Hại Nặng
Ông Nguyễn Hồng Dũng- Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Đá (huyện Dương Minh Châu) cho biết sau những cơn mưa vừa qua, chỉ riêng ấp Phước Bình 1 đã có khoảng 85 ha mì sắp đến ngày thu hoạch bị thiệt hại nặng nề.
Ông Nguyễn Bình, ngụ ấp Phước Bình 1 than thở: “Tôi trồng 3,4 ha mì giống gần 9 tháng tuổi. Còn khoảng chừng 1 tháng nữa là thu hoạch nên dù có người mua nhưng tôi chưa bán. Không ngờ chỉ sau vài cơn mưa, rẫy mì của tôi và nhiều người xung quanh bị ngập úng. Tôi chạy đôn chạy đáo đi thuê người thu hoạch nhưng không có nhân công nên chỉ nhổ được không đầy một phần ba diện tích đã trồng. Phần còn lại thúi củ hết”.
Chúng tôi theo chân nông dân ra rẫy mì ở ấp Phước Bình 1. Tại đây còn khoảng 20 ha mì sắp đến ngày thu hoạch, trong đó có khoảng một phần ba diện tích mì héo rũ, nông dân bỏ “chết đứng” trên đồng vì củ đã hư hết. Phần diện tích còn lại đang chờ thu hoạch “được bao nhiêu hay bấy nhiêu”.
Một nông dân nhổ cho chúng tôi xem hàng chục bụi mì, nhưng tất cả củ đều nằm lại dưới đất, chỉ còn trơ cây. Trong số những nông dân có mì bị thiệt hại, nhiều người phải thuê đất với giá 27 triệu đồng/ha/năm để trồng mì.
Bà con nông dân ở đây cho biết, khu vực này không phải là vùng trũng, đã được trồng mì nhiều năm nhưng chưa bao giờ bị thiệt hại như năm nay. “Mì bị hư vì mưa lớn liên tiếp nhiều ngày, nước rút không kịp. Tuy nhiên nguyên nhân chính là vì không có nhân công thu hoạch”, một nông dân rầu rĩ nói.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Đá, trong khoảng 85 ha mì bị thiệt hại, có khoảng 55 ha hư hại hoàn toàn, diện tích còn lại thiệt hại khoảng 50%. “Tuy nhiên, nông dân chỉ hy vọng gỡ gạc chút đỉnh tiền công thu hoạch thôi, chứ mì đã thiệt hại 50% rồi, nhổ lên nhà máy trừ 30% tạp chất, chữ bột không có nên giá bán cũng rẻ mạt”, ông Dũng nói.
Related news
Thời gian qua, đã có không ít hộ nông dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa thoát nghèo và có thu nhập khá, thậm chí vươn lên làm giàu nhờ phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS), góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Nhưng, giờ đây, những hình ảnh đó đã dần đi vào quá khứ. Bà Hứa Thị Ngãi, xã Nguyệt Ấn (Ngọc Lặc), cho biết, thế hệ các cô gái trẻ hiện nay gần như không biết dệt thổ cẩm, bởi một phần do nhu cầu sử dụng sản phẩm thổ cẩm của bà con không còn nhiều như trước, họ lựa chọn các sản phẩm may sẵn, vừa tiện lợi, đẹp, rẻ mà lại hợp với xu thế.
Các công ty tham gia Chương trình khai thác thủy sản gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và Tổng Công ty Bảo hiểm PVI.
Ngày 16/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ đón nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam Cao Phong. Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho bốn giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho tỉnh Hòa Bình.
Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 14- AgroViet 2014, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội nghị giao thương Việt Nam- Nhật Bản, tham dự có trên 60 doanh nghiệp hai nước.