Nông dân trúng mùa nhãn

Ông Lê Trương Vinh bên vườn nhãn đang cho thu hoạch.
Ông Lê Trương Vinh (58/9 Nguyễn Gia Thiều, phường 12, TP.Vũng Tàu) cho biết, ông hiện đang trồng 40 gốc nhãn trên diện tích 1.500m2 với nhiều giống nhãn như: nhãn xuồng cơm vàng, nhãn bắp cải, nhãn bao công và nhãn Hai Duyệt (giống nhãn của ông Bùi Quang Duyệt).
Theo ông Vinh, 1 cây nhãn xuồng cơm vàng trong vườn ông thu hoạch được từ 70 - 150kg, giá bán tại vườn từ 50.000 - 60.000 đồng/kg.
Nhãn Hai Duyệt và nhãn bắp cải cũng cho năng suất tương tự, nhưng giá bán cao hơn với 80.000 - 90.000 đồng/kg (nhãn Hai Duyệt); 100.000 - 110.000 đồng/kg (nhãn bắp cải).
Ngoài ra, nhờ ứng dụng kỹ thuật chiết - ghép, ông Vinh còn tạo ra loại nhãn xuồng lai tiêu cho cơm vàng, hạt nhỏ, giòn và ngọt nên được bán với giá cao 120.000 đồng/kg cho thương lái thu mua tại vườn.
Như vậy, với 40 gốc nhãn các loại, ông Vinh ước tính, gia đình ông thu lãi khoảng 80 - 90 triệu đồng, cao hơn 10 - 20 triệu đồng so với năm trước.
Ông Chang Tiến Thành, là hộ trồng nhãn lâu năm ở phường 12 cho biết, năm nay, thời tiết TP.Vũng Tàu khá thuận lợi cộng với kỹ thuật chăm sóc đúng cách nên nhãn năm nay trái to, ít rụng, sản lượng đạt 1,8 - 2 tấn/ha
. Theo ông Thành, để có nhãn chính vụ đạt năng suất cao thì từ cuối tháng 2 (âm lịch), ông bắt đầu tưới nước (đây là khâu quan trọng nhất quyết định năng suất cây nhãn).
Sau 3 tháng tưới liên tục, đến tháng 4 mưa xuống thì nhãn bắt đầu trổ bông. Tháng 6 (âm lịch) bắt đầu thu hoạch lứa nhãn đầu tiên.
Theo ông Thành, đối với những cây nhãn trồng mới theo hàng lối thì ông phủ lưới toàn bộ vườn từ ngọn xuống sát đất để hạn chế chim, dơi, ruồi vàng, bọ xít và ngăn ngừa nhãn rụng trái non.
Theo các hộ trồng nhãn, mặc dù được mùa nhưng giá nhãn bán không hề giảm so với năm ngoái.
Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12 cho biết, giá bán tại vườn vẫn phổ biến từ 50.000 - 60.000 đồng/kg nhãn xuồng cơm vàng; 30.000 - 35.000 đồng/kg nhãn xuồng cơm trắng.
Định hướng của phường 12 là thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng diện tích, trong đó khuyến khích các hộ chuyển đổi những diện tích đất trồng các loại cây kém hiệu quả sang trồng các giống nhãn cho năng suất và chất lượng cao, góp phần làm đa dạng sản phẩm cây ăn quả của tỉnh, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Tới thời điểm này, các shop trực tuyến bán hạt dưa hấu tí hon đang trở nên rất sôi động, nhộn nhịp vì nhu cầu mua tương đối lớn. Đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ, bao gồm cả các bà nội trợ lẫn nữ công chức, viên chức, nhân viên văn phòng. Giá được rao bán là khoảng 20 nghìn đồng/hạt.

Thời gian đó, tôi tranh thủ đi làm thuê việc khác. Nói đến chuyện làm mô hình cây này, cây nọ nhiều người ở đây sợ lắm rồi, xin kiếu. Hết khoai tây đến bí đỏ, cuối cùng cũng chỉ đem làm thức ăn cho gia súc.

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, huyện Phù Ninh có diện tích đất tự nhiên là 16.723,26ha, đất đồi gò và đất vườn chiếm 62,49% (5250,8ha). Đất đai ở đây phần lớn là đồi thấp chủ yếu được trồng bạch đàn. Tuy nhiên, sau một vài chu kỳ sản xuất bạch đàn, đất đai trở nên cằn cỗi, khó có thể canh tác các loại cây trồng khác.

Đối với các loại bệnh bắt buộc phải tiêm phòng gồm: Tiêm phòng vác xin cúm gia cầm được triển khai tại 38 xã, thị trấn (16 xã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm A, 5 xã nguy cơ cao với bệnh cúm gia cầm H5N6), thuộc các huyện: Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Phù Ninh, Yên Lập, Lâm Thao và 17 xã thuộc huyện Tân Sơn.

Trên địa bàn huyện Thanh Ba có 12 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè phân bố trên 9 xã, thị trấn và 110 cơ sở chế biến chè mi ni (công suất dưới 500kg chè búp/ngày) tập trung ở một số xã: Năng Yên, Quảng Nạp, Khải Xuân…