Đoàn Tàu Ra Khơi Khai Thác Thủy Sản Đầu Năm

Sau những ngày cập bến vui Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, từ ngày 22 đến 24-2-2015 (mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng), đoàn tàu khai thác thủy sản của huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre) lần lượt ra khơi đánh bắt thủy sản đầu năm.
Theo bà con ngư dân xã Bình Thắng (Bình Đại), trong những ngày đầu năm, thời tiết thường thuận lợi, cá tôm sinh sản nhiều nên hầu hết tàu khai thác đều tranh thủ ra khơi bám biển để mang về những mẻ lưới đầy tôm, cá, mở đầu cho một năm khai thác mới.
Huyện Bình Đại hiện có 1.208 tàu khai thác thủy sản, trong đó có 548 tàu đánh bắt xa bờ. Năm 2014, đã khai thác đạt 70 ngàn tấn thủy hải sản, đạt 140% so với kế hoạch.
Để tạo điều kiện cho các tàu ra khơi đánh bắt được thuận lợi, Trạm Kiểm soát biên phòng Bình Thắng tổ chức trực 24/24 giờ để kiểm soát các phương tiện cũng như giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính.
Cùng lúc này, cán bộ, nhân viên Cảng cá huyện Ba Tri khẩn trương thực hiện nhiều mặt công tác để đáp ứng nhu cầu phục vụ ngành khai thác thủy sản.
Công tác đảm bảo an toàn kỹ thuật được tập trung, bộ phận an ninh được tăng cường nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên cảng và an toàn về tài sản cho ngư dân. Toàn huyện hiện có 1.599 tàu khai thác thủy hải sản, trong đó có 1.211 tàu đánh bắt xa bờ. Huyện khai thác khoảng 100 ngàn tấn thủy sản các loại/năm.
Nhiều năm nay, ngành khai thác phát triển mạnh đã giúp huyện phát triển nhiều ngành nghề, dịch vụ hậu cần khai thác như: đan lưới, chế biến đông lạnh, làm khô, sản xuất nước đá… góp phần quan trọng vào công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội của huyện.
Có thể bạn quan tâm

So với cùng kỳ năm, do chi phí đầu tư đi biển tăng cao, nên các phương tiện khai thác gần bờ lợi nhuận giảm. Cộng thêm việc khai thác kém hiệu quả nên phần lớn hòa vốn. Các phương tiện hành nghề lưới tôm, lưới cá khoai đi trong ngày cho lãi từ 0,5 - 1 triệu đồng/ngày; nghề lưới rê cá cháy, cá chét, cá dù lãi từ 2 - 5 triệu đồng/chuyến (2 - 3 ngày)...

Theo khảo sát của chúng tôi, giá cá tra thương phẩm trên thị trường An Giang ngày 2-6-2014 chỉ còn 20.500 đồng/kg (loại từ 700 gram – 1kg/con). Cá rớt giá nhưng ít người mua. Trước đây 1 tháng, loại cá này được các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh mua từ 25.000 – 25.500 đồng/kg.

Ngoài ra, sản lượng tôm thịt, tôm hùm giảm trên 5%, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhiều diện tích nuôi chưa đến kỳ thu hoạch. Đến hết tháng 5/2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa đã kiểm dịch được hơn 240 triệu con tôm sú giống và hơn 378 triệu con tôm thẻ chân trắng để xuất bán ra ngoài tỉnh.

Nhớ lại vào những năm 2009-2010, nuôi nhím nổi lên như một nghề góp phần xóa đói, giảm nghèo. Và trên thực tế, tại thời điểm đó, đã có một số hộ gia đình đổi đời nhờ nghề nuôi nhím. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là tiền mua nhím giống khá lớn, nhưng nhiều hộ dân vẫn quyết định nuôi, thậm chí có nhiều hộ không ngần ngại vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi nhím với quy mô lớn.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong 5-10 năm tới tại Tây Nguyên khoảng 140.000-160.000 ha (chiếm trên 20% diện tích cà phê của toàn vùng); trong đó cà phê trên 20 năm tuổi hiện có trên 86.000 ha. Nếu không kịp thời tái canh, chất lượng và sản lượng cà phê của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng sẽ sớm bị ảnh hưởng.