Nông dân trồng rau mùa lũ thất thu
Nông dân xã Long Thuận trồng rau màu mùa lũ
Rau màu mùa lũ chủ yếu được trồng ở các xã: Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B, Long Khánh A và Long Khánh B với tổng diện tích gần 1.000ha, hàng năm cung cấp một lượng lớn rau, quả các loại cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Những năm trước đây, mùa lũ giúp cho nông dân trồng rau kiếm thêm thu nhập khá vì giá luôn cao, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi với thu nhập từ 80.000 - 120.000 đồng/ngày.
Hiện nay, nhiều loại rau màu vẫn ở mức thấp như: hành lá dao động từ 7.000 - 8.000 đồng/kg; củ cải trắng 4.000 - 5.000 đồng/kg; hẹ 3.000 - 4.000 đồng/kg; ớt 15.000 - 17.000 thấp hơn từ 30 - 40% so với cùng kỳ năm 2014.
Bên cạnh đó, tình hình thời tiết thất thường và sâu bệnh gây hại nhiều nên nông dân không thu được lợi nhuận.
Ông Nguyễn Chí Cường ngụ ấp Long Thạnh, xã Long Thuận có 4 công hành lá chuẩn bị thu hoạch cho biết, năm nay giá thấp nhiều so với những năm trước, chi phí đầu tư lại cao vì hành bệnh ghẻ phỏng và vàng lá.
Bình quân mỗi công hành lá chi phí từ 15 - 16 triệu đồng nếu bán với giá 8.000 đồng/kg và năng suất đạt 2 tấn/công thì không có lời.
Có thể bạn quan tâm

Lần theo địa chỉ được anh bạn giới thiệu, tìm về đúng khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hòa (Tp. Long Xuyên, An Giang), chúng tôi hỏi thăm suốt dọc đường mà nghe tên ông Ba Kim ai cũng lắc đầu ngơ ngác. Nhưng chỉ cần “quá bộ” vài bước xuống cánh đồng ngay kế lộ, thì người nào cũng biết và nhiệt tình chỉ đường về “trại tép Ba Kim”.

Nơi có sản lượng đạt cao là Yên Dũng, Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên do nông dân đầu tư mở rộng diện tích nuôi thâm canh; công tác kiểm soát chất lượng thức ăn thủy sản, giống và phòng chống dịch bệnh trên cá được chú trọng đã hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện Dầu Tiếng có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp khá lớn cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện. Cùng với việc phát huy thế mạnh chăn nuôi trong nông nghiệp, hiện Dầu Tiếng (Bình Dương) đang tập trung phát triển ngành này theo hướng công nghiệp.

Với diện tích canh tác trên 740ha; trong đó đất 2 lúa có 445ha, đất chuyên màu trên 293ha, Yên Đồng là một trong những xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn của huyện Ý Yên (Nam Định). Triển khai chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn của Hội Nông dân (HND) tỉnh từ năm 2009, HND xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân chuyển đổi hơn 150ha đất 2 lúa ở các cánh đồng thôn Cốc Dương, An Trung sang trồng rau sạch nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác.

UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) liên kết với Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo đề tài xây dựng quy trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản vùng 6; Trường Đại học Cần Thơ cùng một số nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và gần 100 nông dân ở 5 xã cù lao và xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.