Nông Dân Trồng Cỏ Voi Làm Thức Ăn Cho Gia Súc Mùa Hạn
Thời tiết khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và chăn nuôi trên diện rộng. Trước thực trạng đó, nông dân địa phương đã có nhiều phương án nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại trong sản xuất, như: chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây hoa màu, đậu các loại; chủ động di chuyển đàn gia súc từ vùng cao xuống đồng bằng, nhằm tận dụng nguồn nước và các loại phụ phẩm nông nghiệp.
Một trong những cách làm hiệu quả nhất mà người chăn nuôi đang áp dụng là trồng cỏ voi làm thức ăn cho gia súc. Thời gian trồng thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch lần đầu khi cỏ có thời gian sinh trưởng 60-70 ngày, độ cao cỏ đạt 1,5m, thu tái sinh với chu kỳ 25-40 ngày. Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là từ 3-4 năm, nếu chăm sóc tốt sẽ cho sản lượng cao trong nhiều năm liền.
Nhận thấy được những ưu điểm từ loại cỏ voi, nhiều nông hộ trên địa bàn huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) sau khi thu hoạch vụ đông – xuân sớm đã bắt tay vào việc cải tạo đất để trồng cỏ. Bà Đạt Thị Hương, ở Nho Lâm, xã Phước Nam, sau khi thu hoạch bắp, gia đình chị tập trung làm đất để trồng 2 sào cỏ vào cuối tháng 3, đến nay đã cho thu hoạch.
Chị Hương cho biết: “Cỏ voi dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, nên đợt này nhà tôi trồng hơn 2 sào, trừ hết chi phí thì mỗi tháng gia đình tôi thu trên 2,5 triệu đồng”. Ông Đạt Trung Thành, ở Văn Lâm 4, xã Phước Nam, đã dành hơn 3 sào đất trồng cỏ cho đàn cừu 30 con và 5 con bò, phần cỏ dư mỗi tháng ông bán được hơn 1 triệu đồng.
Ông Thành chia sẻ: “Tôi nuôi bò, cừu theo mô hình khép kín, không chăn thả, ngoài việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như thân cây bắp, đậu, rơm, thì cỏ voi là thức ăn chủ yếu. Do chủ động về nguồn thức ăn nên đàn gia súc ít mắc bệnh, phát triển tốt và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô hạn. Mỗi năm gia đình thu lãi hơn 50 triệu đồng từ việc nuôi bò vỗ béo”.
Có thể nói, việc trồng cỏ voi không chỉ mang thu lại thu nhập đáng kể cho kinh tế gia đình, mà nhờ đó bà con nông dân huyện Thuận Nam đã chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc, nhất là vào thời điểm khô hạn kéo dài như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Những cơn mưa trong khoảng thời gian từ một tháng trở lại đây khiến người trồng mì trong tỉnh Tây Ninh phải một phen lao đao. Ruộng mì ngập nước, củ mì dần úng thối, có cây nhổ lên chỉ còn trơ bộ rễ.
Hành tím là đặc sản của Sóc Trăng, vụ năm nay xuống giống 6.200 ha, sản lượng 110.000 tấn, đều tăng so với vụ trước. Trong lúc, thị trường chưa mở rộng, kỹ thuật bảo quản vẫn lạc hậu nên đã hai tháng kết thúc mùa vụ, hành tồn đọng đang hư và nếu kéo dài sẽ phải đổ bỏ.
Nhờ chú trọng chọn giống chất lượng, cùng với việc xử lý đầm nuôi đúng quy trình kỹ thuật, tình hình dịch bệnh tôm nuôi ít diễn ra. Đặc biệt là giá tôm nguyên liệu trên thị trường ổn định đã giúp nông dân tăng thu nhập, tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Tại huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã có nhiều hộ đầu tư trồng cây măng cụt, số hộ trồng loại cây này không ngừng tăng lên theo từng năm. Việc trồng ồ ạt làm cho giá thành giảm, các thương lái ép giá dẫn tới người trồng ít có lãi hoặc bị lỗ. Chính vì vậy cần có những cách làm hay, hiệu quả để đem lại kinh tế ổn định lâu dài cho nông dân.
Ông Tạ Tiến- Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Sơn Hà cho biết: Để tránh tình trạng chặt phá để thu hoạch như cây ươi vừa rồi, kiểm lâm huyện đã phối hợp với chính quyền các xã, đặc biệt là Sơn Kỳ để tuần tra, ngăn chặn và xử lý các trường hợp đốn hạ cả cây để thu hoạch.