Nông Dân Trong Cánh Đồng Liên Kết Phấn Khởi Vì Trúng Mùa, Giá Bán Lúa Cao Hơn Thị Trường

Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.
Loại giống HTX Phước Tiến ký hợp đồng sản xuất với Công ty Cẩm Nguyên trong vụ đông xuân này là thơm núc VĐ-20, năng suất thu hoạch trung bình đạt 8 tấn/ha. Hiện tại, HTX Phước Tiến đứng ra thu mua lúa tươi tại ruộng cho xã viên với giá 6.150 đồng/kg, sau đó vận chuyển đến Công ty để cân và nhận tiền như thỏa thuận trong hợp đồng.
Mặc dù thời điểm này giá lúa ngoài thị trường giảm mạnh, lúa VĐ-20 chỉ còn 5.600 đồng/kg nhưng Công ty vẫn mua theo giá đã hợp đồng đầu vụ là 6.150 đồng/kg, đồng thời hỗ trợ chi phí vận chuyển cho HTX là 250 đồng/kg lúa. Do lúa đạt năng suất khá lại bán được giá cao hơn giá thị trường 550 đồng/kg nên nông dân tham gia cánh đồng liên kết rất phấn khởi vì có lợi nhuận từ 27 triệu đến 28 triệu đồng/ha, cao hơn từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/ha so với diện tích lúa không có liên kết bao tiêu.
Được biết, vụ đông xuân 2014 - 2015 huyện Tháp Mười có 2 HTX tham gia ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty Cẩm Nguyên là HTX Phước Tiến, xã Mỹ Quý và HTX An Phong, xã Mỹ Hòa với tổng điện tích 170ha.
Có thể bạn quan tâm

Với vốn đầu tư 80.000 USD, hệ thống này có thể xử lý 40 tấn rau quả/ngày. “Sắp tới, công ty sẽ áp dụng phương pháp này để xuất khẩu xà lách Mỹ và tỏi tây sang Nhật” - ông Thành nói.

Cây mì là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo của huyện Krông Pa trong những năm qua. Bởi đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhất là phù hợp với trình độ canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Những ngày cuối tháng 7-2014, ông Chiêm Thành Long, giám đốc khu du lịch Bình Quới (Bình Thạnh, TP.HCM), cùng đầu bếp của mình tìm đến tận vườn rau của Hợp tác xã (HTX) Tân Tiến (P.12, Đà Lạt) tận mắt chứng kiến đơn vị này sản xuất rau.

Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh phân cấp quản lý dạy nghề nông thôn về cho địa phương, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương chủ động trong việc quản lý, dạy nghề cho nông dân nhưng cũng là khó khăn cho địa phương vì chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện.

Có hai kiểu lồng nuôi phổ biến là lồng vuông bằng gỗ, sắt, quây lưới, thể tích 30 - 180 m 3 , được dùng nuôi ở vũng vịnh kín sóng gió; loại thứ hai là lồng nhựa chịu lực HDPE hình tròn (thể tích 300 m 3 trở lên), có thể nuôi được ở những vùng biển hở có sóng gió lớn. Cỡ mắt lưới dùng cho lồng nuôi tăng dần theo sự tăng trưởng của cá (a = 1,5 - 3 cm).