Nông Dân Trong Cánh Đồng Liên Kết Phấn Khởi Vì Trúng Mùa, Giá Bán Lúa Cao Hơn Thị Trường

Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.
Loại giống HTX Phước Tiến ký hợp đồng sản xuất với Công ty Cẩm Nguyên trong vụ đông xuân này là thơm núc VĐ-20, năng suất thu hoạch trung bình đạt 8 tấn/ha. Hiện tại, HTX Phước Tiến đứng ra thu mua lúa tươi tại ruộng cho xã viên với giá 6.150 đồng/kg, sau đó vận chuyển đến Công ty để cân và nhận tiền như thỏa thuận trong hợp đồng.
Mặc dù thời điểm này giá lúa ngoài thị trường giảm mạnh, lúa VĐ-20 chỉ còn 5.600 đồng/kg nhưng Công ty vẫn mua theo giá đã hợp đồng đầu vụ là 6.150 đồng/kg, đồng thời hỗ trợ chi phí vận chuyển cho HTX là 250 đồng/kg lúa. Do lúa đạt năng suất khá lại bán được giá cao hơn giá thị trường 550 đồng/kg nên nông dân tham gia cánh đồng liên kết rất phấn khởi vì có lợi nhuận từ 27 triệu đến 28 triệu đồng/ha, cao hơn từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/ha so với diện tích lúa không có liên kết bao tiêu.
Được biết, vụ đông xuân 2014 - 2015 huyện Tháp Mười có 2 HTX tham gia ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty Cẩm Nguyên là HTX Phước Tiến, xã Mỹ Quý và HTX An Phong, xã Mỹ Hòa với tổng điện tích 170ha.
Related news

Những năm gần đây, Bến Tre là một trong những tỉnh được đánh giá có mức tăng trưởng khá ổn định về sản xuất ca cao. Tuy nhiên, sản xuất ca cao cũng gặp nhiều khó khăn: qui mô sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, diện tích manh mún, thiếu tính đồng bộ về chăm sóc, đầu tư, kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ luôn chịu áp lực cạnh tranh với các cây trồng khác.

Để giải quyết đầu ra cho trái vải và nhiều loại nông sản khác, Bộ Công thương đang xúc tiến quảng bá tìm đầu ra cho nông sản tại Singapore, Lào, Campuchia...

Với những ưu thế kỹ thuật nuôi mới, giá cả, thị trường tiêu thụ, tôm chân trắng đã trở thành sự lựa chọn của không ít hộ nông dân. Tuy nhiên, tôm chân trắng là đối tượng không phù hợp cho nuôi trong vùng nước ngọt. Tình trạng phát triển nuôi ở vùng nước ngọt được xem là “lợi bất cấp hại” và cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP, hiện chỉ có 7 DN đã được dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ XK thủy sản vào Liên bang Nga (5 DNXK cá tra và 2 DNXK tôm). “Con số này là quá ít trong khi đó đã có nhiều DN thủy sản Việt Nam hội đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, công suất chế biến có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này”.

Nuôi tôm trên chân ruộng lúa mùa lũ thời gian qua mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều nông dân. Năm nay nước lũ về sớm gần 1 tháng nên con tôm “lên đồng” sớm hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mực nước thượng nguồn khiến nhiều hộ nuôi tôm hết sức lo lắng.