Nông Dân Trà Vinh Lại Ồ Ạt Bỏ Lúa Chuyển Sang Cam Sành

Hiện toàn huyện có hơn 300 hộ nông dân chuyển đổi trên 250 ha đất trồng lúa sang trồng cây cam sành.
Bất chấp sự vận động, khuyến cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay nhiều người hộ dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đổ xô lên liếp trên đất lúa để trồng cây cam sành.
Hiện toàn huyện có hơn 300 hộ nông dân chuyển đổi trên 250 ha đất trồng lúa sang trồng cây cam sành. Đây chỉ là con số khảo sát sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, còn trên thực con số diện tích đất trồng cam sành trên đất lúa lớn hơn rất nhiều. Trong đó, xã Thông Hòa là địa phương đi đầu trong huyện, với 170 hộ nông dân đã chuyển 102 ha đất trồng lúa sang trồng cam sành.
Ông Nguyễn Văn Minh ở xã Thông Hòa – người đang cho nhân công lên liếp trồng cam cho biết: “Tôi quyết định như vậy là do kế bên người lên liếp trồng cam, mình trồng lúa cũng bị ảnh hưởng. Mà mình cũng thu lại lợi nhuận cao hơn. Hầu hết bà con đều chuyển sang cam, trung bình một người tầm 6-7 công”.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do nguồn lợi nhuận từ cây cam sành mang lại trong 2 năm vừa qua cao gấp 4-5 lần so với trồng lúa 3 vụ trong năm trên cùng một diện tích. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người chuyên cam sành từ các tỉnh khác đến thuê đất, hoặc mua vườn cam non chưa cho trái với giá cao. Việc chuyển đổi đất lúa sang trồng cam sành một cách tự phát sẽ làm phá vỡ quy hoạch vùng lúa chất lượng cao và cánh đồng lớn của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn.

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sống dọc theo quốc lộ 80 thuộc 2 huyện Lai Vung và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp chuyên làm nghề trồng ấu. Hiệu quả sau một vụ trồng thường cao gấp 2, 3 lần so với vụ lúa Hè thu của năm đó. Anh Bùi Văn Thương ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò là một trong những người trồng ấu lâu năm và luôn đạt hiệu quả cao nhất vùng.

Hiện, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đang có nhiều mô hình thoát nghèo, trong đó anh Nguyễn Văn Út đã thoát nghèo bền vững nhờ tích lũy nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi.

Gần đây, nhiều nông dân Thuận Mỹ (Đại Phong), Bàu Tròn (Đại An), thuộc huyện Đại Lộc (Quảng Nam) có thu nhập ổn định từ mô hình trồng bí hồ lô (giống bí đỏ lai F1 Plato 757, thương hiệu của Én Vàng).

Với giàn gấc mỗi lứa thu hoạch hơn 300 quả, giá thị trường 50.000 đ/kg, trái gấc đã đem lại giá trị kinh tế cao, giúp gia đình ông Lê Phước Dũng (đội 4 thôn Quảng Đại 2, xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam) thoát khỏi cảnh nghèo bấy lâu đeo bám.