Người trồng bắp Tây Nguyên thiệt hại kép
Diện tích gieo trồng bắp của các tỉnh Tây Nguyên hiện đạt khoảng 164.000ha, trong đó Đắk Lắk được đánh giá là địa phương có diện tích bắp lai lớn nhất, với 121.000ha.
Cư M’Gar là huyện trọng điểm về diện tích bắp của Đắk Lắk, tuy nhiên, năm nay, năng suất, sản lượng bắp giảm đáng kể do thời tiết bất ổn.
Ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cư M’gar, cho biết: Vụ hè thu năm nay, toàn huyện gieo trồng 5.400ha cây lương thực, hoa màu, trong đó bắp chiếm khoảng 3.800ha.
Năm nay, do tình trạng thời tiết “hạn hán giữa mùa mưa” nên sản lượng cây lương thực giảm khoảng 25%, trong khi đó giá bắp lại giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nông dân.
Là người trồng bắp lâu năm, anh Nguyễn Văn Chính, xã Hoà Đông, huyện Krông Pắk, chia sẻ:
“Ở Tây Nguyên, thường thì vào cuối tháng 4 dương lịch là bắt đầu có mưa rải rác ở một số vùng, đến giữa tháng 5 là có mưa đều.
Theo lẽ thông thường đó, chúng tôi bắt đầu gieo trồng hoa màu cho kịp thời vụ. Tuy nhiên, năm nay mùa mưa đến muộn hơn, lượng mưa ít lại ngắt quãng khiến nhiều diện tích hoa màu bị chết, diện tích còn lại phát triển kém, năng suất thấp”.
Thiệt hại càng tăng khi giá bắp tại Tây Nguyên giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nếu như năm ngoái giá bắp trên thị trường là 4.200-4.500đồng/kg thì năm nay chỉ còn 3.700 -3.900/kg.
Tại Đắk Nông, cây bắp được trồng tập trung ở Đắk Mil, Krông Nô, Cư Jut. Tuy nhiên, cũng như Đắk Lắk, do thời tiết năm nay bất ổn, mưa nắng thất thường nên năng suất, sản lượng loại cây này giảm đáng kể.
Để phần nào bù đắp thiệt hại của vụ hè thu, hiện tại, tranh thủ thời tiết có mưa, nông dân các tỉnh Tây Nguyên đã gieo trồng được trên 70.000ha bắp lai vụ thu đông bằng các giống bắp lai F1 như N67, NK7328, NK54, SSC586, LVN66, CP888, 30Y…
Đây là những giống bắp lai thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu các tỉnh Tây Nguyên, hạn chế được sâu bệnh, cho năng suất cao từ 50 tạ/ha trở lên.
Có thể bạn quan tâm
Xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) là xã biển bãi ngang nhưng những năm trở lại đây lĩnh vực nông nghiệp đã được quan tâm phát triển và từng bước mang lại hiệu quả cao. Ngoài cây lúa và một số loại cây hoa màu khác thì khoảng 5 năm trở lại đây, cây đậu đen xanh lòng được trồng nơi đây đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân, mở ra hướng làm ăn mới đầy triển vọng.
Hơn 20 hộ nông dân ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng) tự phân công sản xuất từng loại rau theo thỏa thuận tiêu thụ với hệ thống siêu thị Sài Gòn. Quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu hộ nào không tuân thủ sẽ chịu các hình thức “kỷ luật” tương xứng như cảnh cáo, khai trừ…
Tuy chưa có thống kê của ngành chức năng nhưng hiện bà con trồng mía ở một số xã: Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã bắt đầu thu hoạch mía chục để bán cho thương lái đi tiêu thụ ở các nơi.
Chư Prông (Gia Lai) là một trong những huyện trọng điểm cà phê của tỉnh Gia Lai. Theo thống kê của ngành chuyên môn, toàn huyện hiện có khoảng 13.500 ha cà phê, trong đó, 95% diện tích đang trong thời kỳ kinh doanh. Niên vụ cà phê năm nay, ước tính năng suất cà phê trung bình của huyện đạt khoảng 36 tạ nhân/ha. So với mọi năm, con số này không có nhiều biến động.
Mặc dù cơn bão số 2 không đổ bộ trực tiếp vào Hà Nội, nhưng những trận mưa trong mấy ngày qua đã ảnh hưởng đáng kể đến nhiều diện tích rau, hoa màu ở ngoại thành. Ngay sau khi bão tan, bà con nông dân đã tích cực ra đồng tháo nước, chăm sóc, bón phân cho cây trồng.