Nông Dân Tiếp Tục Chuyển Đất Mía Sang Nuôi Tôm

Đây là thách thức của ngành nông nghiệp Sóc Trăng nói chung và huyện Cù Lao Dung nói riêng.
Sau nhiều niên vụ liên tục thất bát, cùng thị trường giá mía hiện vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, nhiều hộ dân trồng mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục chuyển diện tích mía sang nuôi tôm với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế hơn.
Nhiều người dân địa phương cho biết, chuyện cây mía mất giá đã xảy ra liện tục nhiều năm nay. Và niên vụ này cũng vậy khi lợi nhuận luôn thấp hơn chi phí đầu tư sản xuất. Hiện mía 10 chữ đường thương lái mua tại ruộng dao động chỉ từ 500 – 600 đồng/kg, riêng thu mua tại các nhà máy thì cũng chỉ có giá 930 đồng/kg. Với giá mía như thế, nếu cứ tiếp tục bám lấy cây mía sẽ lỗ nặng.
Ngoài ra, với việc tôm thẻ chân trắng đang thịnh giá, hiệu quả trước mắt, bà con quyết định chuyển một phần diện tích đất trồng mía trước đây sang nuôi thử con tôm, hy vọng sẽ cho hiệu quả kinh tế hơn.
Anh Võ Hoàng Yên, ở xã Đại n 1, đang cải tạo 2.000m2 đất của gia đình sang nuôi tôm vụ này cho biết: “Thấy tôm thẻ phát triển nhiều, bà con trong địa phương người ta cũng chuyển đổi, nguồn kinh tế chắc đỡ hơn nên gia đình tôi cũng chuyển đổi cây trồng sang nuôi thủy sản”.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Cù Lao Dung, chỉ tính riêng cuối năm ngoái và trong quý 1 năm nay, toàn huyện đã có hơn 400ha đất mía được chuyển sang nuôi tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, nâng tổng số diện tích nuôi thủy sản trên toàn huyện lên gần 1.700ha. Dự báo diện tích này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, khi nhiều diện tích mía chưa thu hoạch cũng được bà con dự định sẽ chuyển sang nuôi tôm.
Đáng lo lắng hơn là việc nuôi tôm tự phát rầm rộ này có khá nhiều diện tích nằm ngoài vùng quy hoạch của địa phương, điều này sẽ gây khó khăn trong việc quản lý môi trường, dịch bệnh và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trước tình trạng như thế, Phòng NN-PTNT Cù Lao Dung đã xây dựng dự thảo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện; theo đó, dự kiến năm 2014 và 2015, trung bình mỗi năm sẽ giảm từ 300-500 ha đất trồng mía chủ yếu chuyển sang nuôi tôm nước lợ cùng một số cây màu chủ lực có tiềm năng khác nhằm ổn định giá trị hàng hóa nông sản của địa phương; mặc khác khuyến cáo bà con cần phải thận trọng khi chuyển đổi sang nuôi tôm, vì đây là ngành nghề đòi hỏi chi phí đầu tư lớn.
Ông Hồ Thanh Kiệt, Trưởng phòng NN-PTNT Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo: “Bà con nông dân không nên chuyển đổi ồ ạt phải từng bước, phải cẩn thận. Quan trọng nhất, nghề nuôi tôm là nghề có điều kiện, những hộ có điều kiện đầy đủ thì nên nuôi, và nuôi trong vùng quy hoạch để thuận lợi đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác phòng chống dịch bệnh cũng thuận lợi hơn”.
Dù điểm sáng năm 2013 ngành nuôi tôm thắng lớn, tuy nhiên người dân không vì thế mà chủ quan, khi hiện đã có khá nhiều diện tích nuôi tôm tại một số địa phương trong tỉnh bị ảnh hưởng. Vì vậy, với việc người dân phá mía chạy đua nuôi tôm hiện nay đang là thách thức không nhỏ của ngành nông nghiệp Sóc Trăng nói chung và với huyện Cù Lao Dung nói riêng.
Có thể bạn quan tâm

Tham gia giải thể thao Phan Xi Păng do Báo Hòa Bình vừa tổ chức tại TP. Hòa Bình, những người làm báo Điện Biên Phủ không chỉ được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm làm báo từ các báo bạn mà còn thấy được cách làm kinh tế hiệu quả của nông dân Hòa Bình.

Tại xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả và khuyến cáo một số giải pháp xây dựng mô hình trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Hội Nông dân huyện Tủa Chùa có 12 cơ sở hội, 138 chi hội với gần 7.000 hội viên. Trong đó, số lượng hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm 54% tổng số hội viên. Xác định việc giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng góp phần giúp hội viên ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Theo UBND huyện Long Thành, ngoại trừ An Phước được công nhận là xã nông thôn mới từ đầu năm 2014, đến thời điểm hiện tại, huyện có thêm 3 xã: Long An, Long Đức, Long Phước cũng đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tỉnh họp xét công nhận xã nông thôn mới và 9 xã còn lại cũng đạt từ 13 đến 18 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…