Nông Dân Tích Cực Chăm Sóc Dưa Hấu Tết

Hiện nay, nông dân trồng dưa hấu phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh đang ra sức chăm sóc những rẫy dưa với hy vọng có được vụ mùa bội thu. Qua khảo sát, trong vụ dưa hấu tết năm nay đa phần nông dân đều lựa chọn trồng giống dưa chất lượng cao, thẩm mỹ đẹp và được thị trường ưa chuộng.
Ngoài các giống dưa Hắc Mỹ Nhân, Thành Long được trồng đại trà thì nhiều nông dân chọn trồng các giống dưa truyền thống có mẫu mã đẹp, giữ được lâu và bán chạy như: An Tiêm, Hồng Cúc cho trái to tròn, thường sử dụng để chưng trong dịp tết. Vì thế, sản phẩm dưa hấu phục vụ thị trường tết năm nay nhìn chung khá phong phú, đa dạng về chủng loại và chất lượng hơn so với năm trước.
Thay vì trồng rau cải như những vụ trước, năm nay nhờ điều kiện thuận lợi nên anh Thạch Hồng Thắng ở ấp Cần Đước, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên quyết định trồng dưa hấu phục vụ thị trường tết. Theo anh Thắng, thời tiết năm nay thuận lợi nên sâu bệnh ảnh hưởng đến dưa hấu cũng hạn chế khá nhiều. Anh cho biết: “Năm nay thời tiết thuận lợi hy vọng vụ dưa hấu tết năm nay sẽ có giá cao”.
Hiện nay, bà con trong xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên đang tập trung chăm sóc, theo dõi sự phát triển của loại cây trồng này. Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng cung vượt cầu, bà con đã chủ động chuyển sang trồng một số loại cây màu khác nên so với cùng kỳ năm 2014 thì diện tích trồng dưa Tết của xã giảm khoảng 1/4, chỉ còn 5 ha, nguyên nhân chủ yếu là do bà con đã nắm bắt được nhu cầu của thị trường dưa Tết những năm qua, đồng thời ý thức được sự cạnh tranh của dưa Tết ở nhiều địa phương khác nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu làm dưa rớt giá.
Anh Dương Tha, ở ấp Cần Đước, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên nói: “Năm nay tôi không trồng dưa mà trồng khổ qua vì giá dưa hấu năm rồi quá thấp”.
Trồng dưa hấu được xem là mô hình khá hiệu quả, nhờ nó mà nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên để mô hình trồng dưa hấu phát triển ngày càng bền vững, thời gian qua, ngành chức năng đã có nhiều biện pháp như: vận động bà con chuyển sang trồng các loại màu khác nhằm ổn định diện tích sản xuất, tránh tình trạng nông dân trồng ồ ạt, dẫn đến cung vượt cầu, rớt giá, gây tổn thất cho bà con, đồng thời tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để bà con có một vụ mùa bội thu.
Ông Ngô Công Thoại, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Diện tích trồng dưa hấu Tết trên địa bàn giảm một phần do chính quyền địa phương vận động bà con chuyển sang trồng các loại màu khác do lo ngại cung vượt cầu dẫn đến tình trạng rớt giá như năm rồi”.
Thời tiết năm nay ít mưa nên dưa hấu ít bị sâu bệnh, hiện dưa đang trong giai đoạn phát triển tốt, bà con đang tập trung chăm sóc. Do vậy bà con nông dân hy vọng giá dưa hấu sẽ được đẩy lên cao và hút hàng hơn các năm trước để góp thêm phần thu nhập khi tết đến xuân về.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian gần đây, do giá gừng luôn ở mức cao, cùng với đầu ra dễ dàng nên nhiều hộ dân trong huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã chuyển sang trồng gừng.

Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu (NCSXDL) Miền Trung (thuộc Công ty TNHH Sản xuất thương mại (SXTM) Hồng Đài Việt) ở thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, đang trồng và bảo tồn hơn 20 loại cây dược liệu quý; trong đó nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng như xáo tam phân, cây mật nhân và đặc biệt là cây nhân sâm Phú Yên.

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, diện tích sản xuất theo cánh đồng lớn của tỉnh Cà Mau tăng đáng kể, đến nay trên 15.000 ha.

Theo Cục Trồng trọt, hiện nay cả nước có gần 11.800 ha ca cao, trồng nhiều nhất là tỉnh Bến Tre, gần 2.800 ha, thấp nhất là Gia Lai 9,6 ha.

Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác ở Tây Nguyên, nên trong những năm gần đây, nông dân đã ồ ạt trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng, khiến diện tích hồ tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” nêu trên không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Vì vậy, để cây hồ tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và lâu dài.