Nông Dân Thị Xã Vĩnh Châu Thu Được Lợi Nhuận Cao Từ Vụ Củ Cải Trắng

Vụ xuân hè năm nay nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) xuống giống khoảng 600 ha củ cải trắng. Đây là cây màu được bà con luân canh với vụ hành tím. Hiện củ cải trắng đang vào vụ thu họach, với năng suất đạt cao, giá cả tương đối ổn định.
Hàng năm, sau vụ hành thương phẩm, bà con ở các địa phương có đông đồng bào Khmer như phường 2, phường Vĩnh Hải, Vĩnh Tân thường trồng củ cải trắng. Đây là cây màu có hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư thấp.
Sau khi thu họach hành tím chị Đặng Thị Mỹ Thu ở ấp Cà Lăng A, phường 2, đã xuống giống củ cải trắng. Hiện chị đã thu hoạch với năng suất bình quân 8 tấn/công. Giá bán củ cải tươi được khoảng 2.000 đồng/kg, tính ra cũng lãi 3 triệu đồng/công. Cũng như hàng năm chị không bán ngay mà để lại làm củ cải muối có thể thu được lợi nhuận gấp đôi.
Trồng củ cải trắng vụ xuân hè không chỉ tăng thêm thu nhập mà còn tạo việc làm cho lao động nông thôn, vì trồng củ cải trắng cần rất nhiều nhân công từ khâu xuống giống đến thu hoạch, một lao động có mức thu nhập từ 90.000 đến 150.000 đồng/ngày.
Vào mùa mưa, loại màu này thường hay bị úng và héo đọt nên nhiều hộ dân đợi sau khi thu hoạch xong hành tím thương phẩm mới xuống giống. Nhìn chng năm nay, nhiều hộ trồng củ cải trắng làm xá pấu được mùa hơn cả những hộ trồng hành tím, do hành tím bị rớt giá. Xá pấu vừa làm xong bán tại rẫy với giá 4.700 đồng/kg.
Trồng củ cải trắng làm xá pấu được xem là nghề rất đặc trưng chỉ có ở thị xã Vĩnh Châu và là cách tăng vụ rất hiệu quả, giúp người dân tăng thêm thu nhập trong những tháng mùa khô.
Có thể bạn quan tâm

Chuẩn bị cho nguồn hàng dịp tết Nguyên đán 2015, gia đình anh Trịnh Tiến Phong, xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đang khẩn trương chăm sóc, chú ý tới vấn đề kỹ thuật, tận dụng các nguồn thức ăn để đàn gà đạt trọng lượng 1,5- 2kg/con vào dịp tết.

Cũng theo ông Ngàn, mặt thuận lợi nữa là năm nay người dân trồng bưởi đều được các cán bộ kỹ thuật địa phương xuống tận nơi hướng dẫn áp dụng KHKT mới trong chăm sóc bưởi, nhất là cách bón phân, phun thuốc điều độ để giảm chi phí, giúp tăng lợi nhuận tối đa.

Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bình Định, năm nay tỉnh này sẽ triển khai thả nuôi 2.200 ha diện tích ao tôm. Trong đó, có khoảng 520 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), số còn lại là nuôi tôm sú xen với các loại thủy sản khác.

Do đó, diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng đều giảm so với năm 2013. Cụ thể: Diện tích nuôi trồng đạt 680ha, giảm 1,4%; sản lượng thu hoạch đạt 3.358 tấn, giảm 4,7%. Diện tích nuôi trồng và sản lượng giảm chủ yếu ở đối tượng tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Riêng tôm hùm, nhờ giá cao, ít dịch bệnh nên người dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi lên đến 11.280 lồng.

Từng có công việc khá ổn định ở thành phố song anh Trần Nhật Mỹ (sinh năm 1988), trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) lại quyết định trở về quê, bám đất làm giàu. Trải qua không ít khó khăn, giờ đây anh Mỹ đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp, là một trong những người tiên phong nuôi ếch ở quê nhà.