Nông Dân Thị Xã Vĩnh Châu Thu Được Lợi Nhuận Cao Từ Vụ Củ Cải Trắng
Vụ xuân hè năm nay nông dân thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) xuống giống khoảng 600 ha củ cải trắng. Đây là cây màu được bà con luân canh với vụ hành tím. Hiện củ cải trắng đang vào vụ thu họach, với năng suất đạt cao, giá cả tương đối ổn định.
Hàng năm, sau vụ hành thương phẩm, bà con ở các địa phương có đông đồng bào Khmer như phường 2, phường Vĩnh Hải, Vĩnh Tân thường trồng củ cải trắng. Đây là cây màu có hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư thấp.
Sau khi thu họach hành tím chị Đặng Thị Mỹ Thu ở ấp Cà Lăng A, phường 2, đã xuống giống củ cải trắng. Hiện chị đã thu hoạch với năng suất bình quân 8 tấn/công. Giá bán củ cải tươi được khoảng 2.000 đồng/kg, tính ra cũng lãi 3 triệu đồng/công. Cũng như hàng năm chị không bán ngay mà để lại làm củ cải muối có thể thu được lợi nhuận gấp đôi.
Trồng củ cải trắng vụ xuân hè không chỉ tăng thêm thu nhập mà còn tạo việc làm cho lao động nông thôn, vì trồng củ cải trắng cần rất nhiều nhân công từ khâu xuống giống đến thu hoạch, một lao động có mức thu nhập từ 90.000 đến 150.000 đồng/ngày.
Vào mùa mưa, loại màu này thường hay bị úng và héo đọt nên nhiều hộ dân đợi sau khi thu hoạch xong hành tím thương phẩm mới xuống giống. Nhìn chng năm nay, nhiều hộ trồng củ cải trắng làm xá pấu được mùa hơn cả những hộ trồng hành tím, do hành tím bị rớt giá. Xá pấu vừa làm xong bán tại rẫy với giá 4.700 đồng/kg.
Trồng củ cải trắng làm xá pấu được xem là nghề rất đặc trưng chỉ có ở thị xã Vĩnh Châu và là cách tăng vụ rất hiệu quả, giúp người dân tăng thêm thu nhập trong những tháng mùa khô.
Related news
Ông Nguyễn Văn Hơn cư ngụ ở ấp Đồng Lớn 2, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình trồng bông súng kết hợp nuôi cá trên diện tích 14 công tầm cấy (1,82 ha) đã 3 năm nay, cho hiệu quả rất cao.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, do giá các sản phẩm chăn nuôi thường xuyên bán dưới giá thành nên trong vòng hai năm qua người chăn nuôi đã lỗ 27.000 tỷ đồng.
Đam mê nghiên cứu và nhân cây giống cho hiệu quả kinh tế cao, kỹ sư nông - lâm Huỳnh Ngọc Tư đã mạnh dạn đầu tư lập doanh nghiệp cây giống, tiếp sức cho nông dân Tây Nguyên làm giàu.
Gần đây, bí đỏ đã trở thành cây trồng hàng hóa khá quen thuộc với người dân tại nhiều làng quê Dak Lak, mang lại nguồn thu nhập khá cao so với nhiều loại cây trồng khác.
Bên cạnh đó, các bãi khai thác vàng sa khoáng của người dân cũng không sử dụng các hóa chất để xử lý gây cá chết. Vì vậy, ngành này đã lấy mẫu nước, cá chết đến cơ quan chuyên môn xét nghiệm để tìm nguyên nhân.