Nông Dân Thành Phố Hồ Chí Minh Méo Mặt Vì Cải Xanh Rớt Giá Thê Thảm

Gần 3 tháng nay, nhiều hộ nông dân ở xã Thới Tam Thôn 6 (Huyện Hóc Môn, TP HCM) trong tình cảnh “đứng ngồi không yên” vì cải xanh rớt giá thê thảm.
Nông dân Lê Văn Thuật (SN 1971) nhìn 5 ha cải xanh ngao ngán: “Bà con trong xã bị cạnh tranh hết sức gay gắt bởi một số loại cải xanh không rõ nguồn gốc và giá rất rẻ”.
Theo ông Thuật, giá cải xanh do nông dân trồng hiện còn 1.000-2.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/10 so với trước. “Hôm nào không có cải xanh từ nơi khác đến, chợ khan hiến, mới bán được 10.000 -12.000 đồng/kg. Nhưng một tháng chỉ có vài ngày bán được với giá đó” - ông Thuật buồn bã nói.
Tương tự, gần một tháng nay, anh Nguyễn Văn Sĩ (SN 1983) “ăn không ngon, ngủ không yên” vì cải xanh rớt giá như bèo. “Vụ mùa vừa rồi tôi lỗ gần 10 triệu đồng. Mong sao đợt thu hoạch lần này thu hồi lại vốn” - Anh tâm sư.
Theo nhiều hộ nông dân trong xã, do hầu hết các hộ đều trồng cải xanh theo kiểu manh mún, chưa đảm bảo tốt về số lượng, chất lượng và nhất là không có thương hiệu chính thống nên không bán được giá cao, cũng như không vào được siêu thị.
Bà Kiều Thu (SN 1978) cho biết: “Nếu bán cải xanh cho các siêu thị thì phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Khâu thanh toán tiền tại các siêu thị khá chậm nên chúng tôi không còn vốn để trồng tiếp nên buộc phải bán cho thương lái ngoài chợ để thu hồi vốn nhanh”.
Related news

Những người nông dân nuôi tôm ở xã Vĩnh Thành (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) vẫn thường nói: Nuôi tôm là đánh một canh bạc không cân sức với sự may rủi, bởi nông dân nuôi tôm cũng như canh tác trên một xí nghiệp ngoài trời, phụ thuộc phần nhiều vào thiên nhiên.

Hiện nay, tại các huyện Vị Thủy, Châu Thành A (Hậu Giang) đã có nhiều nơi thu hoạch lúa Hè thu. Vịt khắp nơi cũng đang chạy đồng về, thả lan trên những cánh đồng lúa mới vừa thu hoạch xong. Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh từ những đàn vịt chạy từ đồng này sang đồng khác có thể lây lan trên diện rộng.

5 năm qua, Tổ hợp tác nuôi rắn ri voi xã Nguyễn Văn Thảnh (Bình Tân - Vĩnh Long) xuất bán sang Trung Quốc mỗi năm trên 2 tấn rắn với giá dao động từ 750.000 - 900.000 đ/kg. Nhiều bà con nơi đây khấm khá lên nhờ loại rắn này.

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong vụ mùa năm 2013, song phần lớn nông dân trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vẫn chọn loại cây này làm cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế.