Nông Dân Tăng Thu Nhập Bằng Cây Lá Giang
Nông dân phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương) đang tận dụng từng mét đất hàng rào, vườn nhà để trồng lá giang tạo thêm nguồn thu nhập cho kinh tế gia đình.
Ông Huỳnh Tấn Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Phú Mỹ cho biết, diện tích đất nông nghiệp của phường đang bị thu hẹp, chỉ còn khoảng 6,5 ha trồng các loại rau màu. Cây lá giang đã mọc nhiều ở đây từ lâu, nhiều nhất là ở ấp 4, 5. Trước đây những người không nghề nghiệp thường đến đây cắt lá giang để bán. Vào khoảng năm 2006, khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, không còn trồng được cây chủ lực như đậu phộng, nông dân đã mạnh dạn chuyển qua trồng cây lá giang. Hiện nay nhiều gia đình đang tận dụng từng mét đất hàng rào, vườn nhà để trồng. Diện tích trồng lá giang toàn phường hiện khoảng 3,3 ha.
Ông Huỳnh Văn Lưỡng, người dân ở khu phố 8 cho biết, bây giờ nông dân chủ yếu sống nhờ vào cây lá giang. Ông Lưỡng bắt đầu trồng lá giang từ năm 2009, đầu tư ban đầu khoảng 15 - 20 triệu đồng/1.000m2 để làm trụ xi măng, cây chà, kẽm, phân bón. Đến nay diện tích vườn lá giang của ông hơn 2.500m2, mỗi ngày cắt bán được khoảng 400.000 đồng. Ông Huỳnh Tấn Sơn cho biết thêm, cây lá giang đặc biệt thích hợp với thổ nhưỡng ở phường Phú Mỹ, vốn đầu tư không cao, nhiều gia đình đã tận dụng mọi diện tích đất để trồng.
Việc trồng, chăm sóc lá giang rất đơn giản, thu hoạch cũng dễ dàng, mọi thành viên trong gia đình có thể tham gia. Tuy nhiên, giá cả không được ổn định, vào đầu mùa mưa thường giá rất thấp, người trồng lá giang không có lãi. Ông Sơn cho biết thêm, theo khảo sát mới đây thì toàn phường chỉ còn khoảng 259 hội viên nông dân, hiện nông dân chỉ sản xuất nhỏ lẻ, nhiều hộ áp dụng các mô hình nông nghiệp đô thị nhưng chủ yếu để tự cung cấp cho nhu cầu gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định xuất khẩu gạo, đẩy nhanh tiến độ lấy ý kiến các bộ ngành liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Nghị định này là tổ chức lại đầu mối xuất khẩu gạo.
Nói đến Lý Sơn, người ta thường nghĩ đến nghề trồng hành, tỏi và đi biển. Còn với nghề chăn nuôi dường như ít ai để mắt đến. Ấy vậy mà, ở hòn đảo này, có một lão ngư âm thầm phát triển nghề nuôi heo từ hơn chục năm nay và được người dân mệnh danh là “vua heo” đất đảo…
Ngày 27-6, đoàn giám sát HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do ông Nguyễn Phúc Chỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã cùng với cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu đi thực tế khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản dọc sông Chà Và.
Đã qua rồi thời kỳ ăn nên làm ra của nghề chuyên nuôi cá giống cung cấp cho nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khi rất nhiều hộ đã quyết định “treo” ao hoặc thu hẹp diện tích, chuyển sang loại hình làm ăn khác.
Trang trại nuôi bò vỗ béo của anh Nguyễn Văn Đạt, tại tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) có quy mô mỗi lứa 20 con bò thịt. Đến nay trang trại của anh đã xuất lứa bò thịt đầu tiên, trong thời gian tới anh sẽ tiếp tục đầu tư, hoàn thiện quy mô trang trại, hướng đến quy trình cung cấp bò thịt ổn định.