Nông Dân Tân Châu Thiệt Hại Gần 21 Tỷ Đồng Do Mì Bị Ngập Nước
Do mưa lớn kéo dài, tính đến ngày 31.7 trên địa bàn huyện Tân Châu (Tây Ninh) đã có trên 2.130 ha mì bị ngập nước, ước tính thiệt hại gần 21 tỷ đồng.
Những xã có diện tích mì bị ngập úng nhiều gồm có xã Tân Đông 107 ha, Tân Phú 710 ha, Tân Hà 100 ha, Tân Hưng 250 ha, Tân Hội 300 ha và Tân Thành 500 ha.
Xã Tân Hà và Tân Đông bị thiệt hại nặng nề do mưa lớn kéo dài, kèm theo nước lũ từ thượng nguồn bên Campuchia tràn về gây ngập úng cục bộ.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngập úng là do thiếu ống cống thoát nước; khi mưa lớn kéo dài, hệ thống kênh mương nhỏ hẹp, lâu ngày bị bồi lắng và tắc nghẽn dẫn đến không thoát nước được.
Tại xã Tân Hội có trên 300 ha mì bị ngập úng, những diện tích này là đất trảng thấp, trước đây đều trồng mía, nhưng do giá mía giảm và giá mì tăng cao nên người dân đua nhau bỏ mía trồng mì. Kênh mương khu vực này đã nhỏ hẹp, lại bị bồi lắng, cỏ mọc um tùm gây tắc nghẽn, nước không thoát được và bị ứ đọng nên làm ngập úng kéo dài ở các rẫy mì.
Hiện tại giá mì đang xuống thấp, chỉ còn 1.800 đồng/kg. Trong khi đó, công nhổ mì ít, tiền công nhổ mì cũng tăng cao từ 160.000 đồng/tấn lên 220.000 đồng/tấn đã làm người trồng mì khó khăn.
Thêm vào đó, đường vào rẫy mì bị ngập nước và sình lầy, xe ôtô tải và máy kéo không vào được phải thuê xe bò tăng bo chậm chạp mất nhiều thời gian, giá tăng bo cũng tăng cao từ 100.000 đ/tấn lên 160.000 đ/tấn. Một số hộ trồng mì đành bỏ không thu hoạch, chấp nhận lỗ nặng.
Ông Nguyễn Văn Ngọc ở xã Tân Hội cho biết, gia đình ông trồng 3 ha mì, năng suất có thể tới trên 50 tấn/ha. Đầu tháng 6.2014 thương lái đến xem trả 70 triệu đồng/ha, ông không bán và chờ giá lên cao, nhưng không ngờ mưa lớn kéo dài, rẫy mì bị ngập nước, nay ông kêu lái bán chỉ được 18 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm
Cơn bão số 11 khiến hàng trăm héc ta cao su đang ở giai đoạn thu hoạch đã bị đổ gãy. Bài học về quy hoạch vùng trồng cao su ở đâu cho hiệu quả vẫn gợi nhiều suy ngẫm cho các địa phương.
Trong những năm gần đây, cây mãng cầu Tây Ninh có thương hiệu mãng cầu Bà Đen đã thực sự trở thành cây trồng chủ lực ở địa phương, giúp nhiều hộ dân ở đây vươn lên làm giàu.
Khó khăn lớn nhất của ngư dân trong nhiều năm liền là phải có nguồn vốn đối ứng ban đầu từ 30-40% giá trị con tàu, mới có thể được vay vốn để phục vụ đánh bắt xa bờ.
9 tháng của năm 2013, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang xuất khẩu 128 ngàn tấn, kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 23,1% về lượng và 6,5% về giá trị so cùng kỳ. Dù xuất khẩu tăng, nguyên liệu thiếu nhưng giá mua cá tra của các nhà máy vẫn tăng không đáng kể.
Một số trại nuôi nhím trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho biết, giá nhím giống hiện giảm xuống chỉ còn 1-1,5 triệu đồng/cặp, thấp hơn 1,5-2 triệu đồng/cặp so với giữa tháng 9-2013.