Mở rộng liên kết trong sản xuất
Mới đây, việc liên kết nuôi sò huyết thương phẩm tại ấp Phú Nhuận, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi được xem là khá mới mẻ đối với người dân địa phương, bởi đây là mô hình liên kết giữa đảng viên với tổ trưởng tổ nông dân ấp để làm điểm nhân rộng.
Trong 2 năm qua, với vai trò là đảng viên, anh Diệp Thanh Hường, ấp Phú Nhuận, xã Nguyễn Huân, luôn trăn trở tìm hướng đi mới trong sản xuất để tuyên truyền vận động Nhân dân trong ấp phát triển kinh tế gia đình.
Cuối cùng, anh quyết định cùng với người em của mình là anh Diệp Minh Ðường, Tổ trưởng Tổ Nông dân số 4, ấp Phú Nhuận liên kết sản xuất.
Ban đầu 2 anh liên kết làm tôm giống, cua giống, nuôi cá sấu, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhất là nuôi cá sấu, bình quân mỗi anh nuôi từ 15 - 20 con, sau 30 tháng, cá có trọng lượng 25 - 30 kg/con.
Ðến nay 2 anh đã cho xuất chuồng được 2 đợt, mỗi người thu lãi hơn 300 triệu đồng.
Hiện 2 anh còn hơn 50 con cá sấu có trọng lượng khoảng 25kg, chờ khi có giá sẽ xuất chuồng.
Thu hoạch sò huyết.
Ðặc biệt, năm 2014, sau khi tham quan mô hình nuôi sò huyết ở tỉnh Bạc Liêu, 2 anh quyết định nuôi sò huyết thương phẩm.
Với diện tích 1.500m2 thả 1 tấn sò huyết giống, chi phí 60 triệu đồng.
Qua 14 tháng chăm sóc, 2 anh tiến hành thu hoạch, bình quân 50 con/kg, thương lái đến tại nhà mua giá 105.000 đồng/kg, sau 3 đợt thu hoạch được 2,3 tấn sò.
Dự kiến, thu dứt điểm đợt lần này, 2 anh thu hoạch khoảng 4 tấn, sau khi trừ chi phí thu lãi hơn 360 triệu đồng.
Anh Diệp Minh Ðường phấn khởi nói: “Liên kết nuôi sò huyết như thế này tôi thấy hiệu quả rất cao.
Khi có bị rủi ro, thiệt hại không lớn, hơn nữa, mình có điều kiện để trao đổi kinh nghiệm với nhau, canh giữ sản phẩm nuôi của mình thuận lợi hơn”.
Anh Diệp Thanh Hường chia sẻ: “Bản thân mình là đảng viên, mình phải tích cực vận động Nhân dân sản xuất đa canh.
Ðất đai thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp với mô hình nuôi sò huyết xen canh.
Vì thế tôi mạnh dạn liên kết để sản xuất.
Thời gian tới, tôi sẽ vận động người dân trong ấp mở rộng mô hình”.
Nuôi sò huyết kết hợp trong vuông nuôi tôm sú sẽ cho hiệu quả bền vững, đem lại giá trị kinh tế cao.
Bởi khi nuôi xen canh sò huyết, nó sẽ lọc các chất bùn bã hữu cơ dưới đáy ao, cải thiện môi trường, giúp tôm, cá phát triển.
Ấp Phú Nhuận, xã Nguyễn Huân có diện tích hơn 525 ha, có 2 cửa biển Giá Lồng Ðèn và Hố Gùi có nhiều phù sa, rất phù hợp nuôi sò huyết xen canh.
Mô hình này khá phù hợp với điều kiện sản xuất và khả năng đầu tư của nông dân tại địa phương.
Qua khảo sát, hiện toàn ấp Phú Nhuận có 40 hộ nuôi sò huyết xen canh với hình thức nuôi nhỏ lẻ.
Vì thế, ngoài việc chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, các ngành chức năng tạo mọi điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay để yên tâm sản xuất.
Mặt khác, địa phương cần năng động triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Ðầm Dơi về vận động đảng viên phát triển đa canh trong sản xuất, nhất là khai thác có hiệu quả các mô hình liên kết trong sản xuất của đảng viên, đoàn viên, hội viên để nhân rộng trong Nhân dân.
Phó Bí thư Ðảng uỷ xã Nguyễn Huân Nguyễn Ðăng Khoa cho biết: “Thực hiện Chỉ thị số 10 của Ban Thường vụ Huyện uỷ huyện Ðầm Dơi, trong thời gian tới, xã tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình nuôi sò huyết xen canh đến đoàn viên, hội viên, đặc biệt là cán bộ, đảng viên phải đi trước, làm trước để nhân rộng ra Nhân dân”.
Với lợi thế vốn đầu tư ít, lợi nhuận cao, nuôi sò huyết xen canh tôm, cua đang mở ra hướng làm giàu cho hàng ngàn hộ nông dân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi, nhất là khi giá sò huyết thương phẩm trên thị trường luôn ổn định ở mức cao.
Vì thế rất cần các mô hình liên kết mà trong đó người đảng viên luôn thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu.
Có thể bạn quan tâm
Một số thị trường châu Á đang áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe của Liên minh châu Âu (EU) đối với nguyên liệu và bán thành phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, theo Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad)), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Ngày 6/7, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức cho đoàn đại biểu đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và người tiêu dùng tham quan chuỗi chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn và trang trại hữu cơ Bảo Châu, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn.
Cần hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chăn nuôi - giết mổ - buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời ưu tiên phát triển các nguồn giống tốt và rút ngắn thời gian nghiên cứu các ứng dụng khoa học về chăn nuôi, sớm đưa vào sản xuất để góp phần hạ giá thành.
Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.
“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.