Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Vải Thiều Bén Đất Tây Nguyên

Cây Vải Thiều Bén Đất Tây Nguyên
Ngày đăng: 24/05/2012

Năm 2002, ông Nguyễn Đình Đãi (quê Bắc Giang) đã vào thôn Tân Tiến, xã Đạ R'sal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) để lập nghiệp. Khi vào ông có đem theo 5 cây vải thiều vào trồng thử nghiệm trên vùng đất mới.

Ông Đãi cho biết: "Ban đầu, tôi đã đem những cây vải đưa từ ngoài Bắc vào trồng xen trên diện tích cây cà phê. Kết quả, sau 3 năm chăm sóc, cây vải bắt đầu cho thu bói; quả to, cùi dày, trái mùa, lại được giá".

Từ đó, ông đã quyết định nhân giống và mở rộng diện tích vải thiều tại đây và đến nay, gia đình ông Đãi đã có hơn 70 cây vải trồng xen vào cà phê. Hiện tại, đã có 10 cây cho thu hoạch trái, bình quân mỗi cây cho khoảng hơn 100kg quả/mùa với giá bán tại vườn 30.000-35.000 đồng/kg. Chỉ riêng vụ mùa này, vườn vải của gia đình ông Đãi cho thu nhập 25-30 triệu đồng.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây vải, ông Đãi cho biết: "Việc trồng cây vải dễ chăm sóc hơn so với các loại cây trồng khác như cà phê, tiêu. Thời gian chăm sóc ít, đầu tư phân bón cũng ít. Muốn cây vải phát triển tốt phải nắm rõ đặc tính của cây và nên trồng các giống vải chín sớm như: U hồng, u trứng, Bình Khê, Cẩm Giàng… Bởi những loại này thường chín sớm hơn so với các giống vải thiều ở miền Bắc khoảng 1 tháng, và nhờ chênh lệch về khoảng thời gian thu hoạch, nên giá bán cao hơn, mà chất lượng không thua kém gì so với vải thiều miền Bắc".

Theo ông Đãi, cây vải thiều là cây trồng lâu năm, tuổi thọ của cây có thể lên tới hàng trăm năm. Là cây dễ trồng, khoảng 3 năm chăm sóc, cây sẽ cho trái bói và qua năm thứ 4 sẽ cho trái ổn định. Trung bình, mỗi cây có thể thu về từ 1-1,5 tạ/mùa. Sau mỗi đợt thu hoạch chỉ cần tiến hành cắt tỉa các cành già, cành sâu bệnh, sau đó bón phân ủ hoai và giữ ấm cho cây.

Về kỹ thuật chăm sóc, phải chăm bón cho đến khi hái hết vải, thu quả xong, cần bón lót cho cây ngay. Cây vải trồng được 10 năm thì phải dùng 2kg NPK loại 16-168, bón dưới gốc để nó bung chồi. Còn sau tháng 8 mới bón tiếp đợt hai để cho cây chuẩn bị ra hoa".

Ông Vũ Xuân Quế - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đam Rông cho biết: "Chúng tôi đánh giá cao mô hình trồng vải của gia đình ông Đãi, bởi đây là cây trồng mới mà người dân đưa vào trồng thử nghiệm đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện chúng tôi đang chỉ đạo Hội Nông dân xã nhân rộng mô hình này nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế".

Có thể bạn quan tâm

Nhiều Mô Hình Giúp Nông Dân Nhiều Mô Hình Giúp Nông Dân

Nói về chuyện làm nông thì Hàm Thuận Bắc được xem là một trong những huyện trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh. Mấy năm qua, một số mô hình khuyến nông được triển khai trên địa bàn huyện đã giúp nhiều nông dân tăng thêm hiệu quả trong sản xuất và chăn nuôi.

27/06/2013
Chăn Nuôi Kết Hợp Xây Hầm Bioga Mô Hình Đạt Hiệu Quả Chăn Nuôi Kết Hợp Xây Hầm Bioga Mô Hình Đạt Hiệu Quả

Không cam chịu cuộc sống nghèo khó, chú Đinh Tấn Hùng ở xóm Mái, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn, gà. Mỗi năm cho chú thu lãi 80-90 triệu đồng.

27/06/2013
Đầu Tư Trại Giống Tôm Càng Xanh Trên Địa Bàn Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) Đầu Tư Trại Giống Tôm Càng Xanh Trên Địa Bàn Huyện Tam Nông (Đồng Tháp)

Ngày 6/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương làm việc với Công ty TNHH MTV sản xuất và cung ứng tôm càng xanh Bá Tòng về việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giống tôm càng xanh.

09/06/2013
Bưởi Hồ Lô Đồng Nai Tham Gia Lễ Hội Trái Cây Bưởi Hồ Lô Đồng Nai Tham Gia Lễ Hội Trái Cây

Ông Ngô Văn Sơn, nông dân xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai), cho biết tại các lễ hội “Trái cây Nam bộ năm 2013” đang diễn ra ở Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh) và “Lái Thiêu mùa trái chín” khai mạc sáng 8-6, ông đều mang đến giới thiệu trái bưởi hồ lô. Đây là nhà vườn đầu tiên ở Vĩnh Cửu tạo được trái bưởi hồ lô bán trên thị trường.

10/06/2013
Ngô Nếp Lai Tím, Bặt Vô Âm Tín Ngô Nếp Lai Tím, Bặt Vô Âm Tín

Thông qua mô hình SX thử nghiệm ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thường Xuân, Thiệu Hóa... (Thanh Hóa), những tưởng giống ngô nếp lai tím Fancy 111, Fancy 212 do Cty Advanta phân phối sẽ phát triển rầm rộ, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Nhưng sau một thời gian, giống ngô này gần như “chết yểu”.

28/06/2013