Lập chốt 24/24 chặn khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản

Đoàn liên ngành kiểm tra các quầy khoai tây Trung Quốc chiều ngày 3-11
Theo ông Dương Ngọc Đức, trưởng Phòng Kinh tế TP Đà Lạt, tổ liên ngành gồm Công an giao thông, cảnh sát kinh tế, Phòng kinh tế và Chi cục thuế. Trong đó, mỗi đơn vị bố trí 2 người, mỗi ca trực có 4 người và trực liên tục từ thứ hai tới chủ nhật.
“Chúng tôi lập lên tổ liên ngành để ngăn chặn triệt để việc nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản, từng bước lấy lại uy tín cho khoai tây Đà Lạt” - ông Đức cho biết.
Cũng theo ông Đức, đội kiểm tra liên ngành trên trước mắt sẽ được duy trì tới cuối tháng 12-2015.
Theo ghi nhận chiều 3-11, các quầy kinh doanh khoai Trung Quốc hầu hết đã đóng cửa, chỉ còn 4 quầy đang sơ chế số khoai tây Trung Quốc còn tồn kho trước lệnh cấm nhập từ ngày 1-11.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, trước ngày lệnh cấm có hiệu lực, nhiều tiểu thương đã chuyển hàng trăm tấn khoai Trung Quốc ra các kho ngoài chợ. Nguyên nhân là theo quy định, lệnh cấm nhập khoai tây chỉ có hiệu lực trong phạm vi trong chợ nông sản.
Trước đó Tuổi Trẻ đã thông tin, ngày 20-10 UBND TP Đà Lạt ra lệnh cấm nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt.
Lý do UBND TP ban hành lệnh cấm do vài năm gần đây có hiện tượng tiểu thương tại chợ lấy đất đỏ, bôi lên khoai Trung Quốc sau đó bán với giá khoai tây Đà Lạt nên ảnh hưởng lớn tới uy tín, đồng thời gây thiệt hại tới người tiêu dùng.
Tuy nhiên, do các tiểu thương phản đối vì cho rằng thời gian ban hành quyết định trên quá gấp gáp, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh nên UBND TP Đà Lạt đã dời lệnh cấm trên tới đầu tháng 11.
Có thể bạn quan tâm

Bước vào mùa mưa giá dừa tươi bắt đầu xu hướng giảm do nhu cầu giải khát không cao. Hiện nay, giá dừa tươi tại vườn chỉ được các thương lái thu mua với giá từ 25.000-28.000 đồng/chục (mỗi chục bằng 12 trái) so với mức giá hơn 60.000 đồng/chục trong mùa nắng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản nửa cuối năm tiếp tục sụt giảm, ước tính cả năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này sẽ chỉ đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu suất, giá trị và lợi nhuận cho nông dân đã được Bộ NN&PTNT khuyến cáo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện. Theo các nhà chuyên môn, trong hoàn cảnh giá lúa bấp bênh, tình hình xuất khẩu gạo gặp khó thì việc giảm diện tích đất lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây khác là vấn đề cấp bách. Song, việc trồng cây gì, bán ở đâu, ai mua, giá bao nhiêu,... vẫn là bài toán nan giải.

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

Không để cái nghèo đói đeo bám khi quanh năm gắn bó với ruộng nương, lão nông Păng Ting Sin đã mạnh dạn chuyển đổi canh tác cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và ông đã thành công với 1ha hoa hồng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.