Đón Bằng Công Nhận Làng Nghề Chè Truyền Thống

Nhân dân 3 xóm Hồng Lương, Văn Lương 1 và Văn Lương 2, xã Trung Lương (Định Hóa) vừa tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Làng nghề chè truyền thống.
3 xóm hiện có 151 hộ, trên 500 nhân khẩu, hầu hết các hộ dân nơi đây di cư từ tỉnh Thái Bình đến sinh sống, phát triển kinh tế tại xã Trung Lương.
Với truyền thống cần cù, chịu khó, bà con nhân dân các thôn đã tích cực phát triển kinh tế, đưa cây chè là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế. Diện tích chè của 3 xóm là 56 ha, trong đó có khoảng 40% diện tích đã dược chuyển đổi sang trồng các giống chè cành cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, PH1, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên.
Thời gian qua, nhiều hộ dân đã tích cực tìm hiểu, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè, nhờ đó năng suất, chất lượng sản phẩm chè ngày càng được nâng cao. Tổng sản lượng chè của 3 xóm đạt trung bình từ 85-90 tạ/ha/năm. Sản phẩm chè tươi, chè khô của nhân dân trong thôn nhiều năm nay không phải đem đi bán mà được các tiểu tương thu mua ngay tại gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Nguồn bài viết: http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/kinh-te/don-bang-cong-nhan-lang-nghe-che-truyen-thong-222708-108.html
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Lê Thiết Cương- Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT Hà Nội), trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, dồn điền, đổi thửa là một nội dung rất quan trọng quyết định đến các tiêu chí khác.

Nhím là loài vật hoang dã, thịt nhím được nhiều người ưa chuộng, vì thế nhiều hộ chăn nuôi ở Đông Hưng (Thái Bình) đã tìm nuôi loài vật mới lạ này và coi đó là cách làm giàu hiệu quả.

Dựa vào các bãi triều dọc theo sông, bằng những mành lưới nhỏ vây xung quanh, nhiều người dân xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) đã tạo ra những khu nuôi sò huyết lý tưởng. Tuy diện tích nuôi của mỗi hộ không nhiều, hoàn toàn dựa vào thiên nhiên nhưng mỗi công (1.000 m2) đất, người nuôi sò huyết cũng thu lợi nhuận đến hơn 50 triệu đồng/năm.

Theo ông Nguyễn Chính Cương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Lào Cai, việc thí điểm xây dựng thành công mô hình tưới phun mưa cho cây chè tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Chè Phong Hải đang được nhân rộng nhằm phục vụ chiến lược sản xuất hàng hóa cây trồng cạn trong thời gian tới của tỉnh Lào Cai.

Dựa vào các bãi triều dọc theo sông, bằng những mành lưới nhỏ vây xung quanh, nhiều người dân xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) đã tạo ra những khu nuôi sò huyết lý tưởng. Tuy diện tích nuôi của mỗi hộ không nhiều, hoàn toàn dựa vào thiên nhiên nhưng mỗi công (1.000 m2) đất, người nuôi sò huyết cũng thu lợi nhuận đến hơn 50 triệu đồng/năm.