Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Phú Hữu Bức Xúc Vụ Bắp Chết

Nông Dân Phú Hữu Bức Xúc Vụ Bắp Chết
Publish date: Sunday. November 9th, 2014

Uất ức do thua lỗ nặng nề, vì bắp chết hàng loạt, mà không có sự hỗ trợ nào, 53 hộ nông dân trồng bắp lai ở xã Phú Hữu đã kiện Công ty Dekalb (doanh nghiệp cung cấp giống bắp) ra tòa án nhân dân huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Cuối tháng 6 và đầu tháng 12-2013, báo chí đã phản ánh về tình trạng bắp lai bị chết hàng loạt hoặc cho năng suất rất thấp ở một số xã của huyện An Phú. Số bắp chết hoặc cho năng suất thấp đều là giống bắp DK 9901, DK 6818, DK 8868…do Công ty Dekalb (phường 6, quận 3, TP. HCM) cung cấp. Sau phản ánh của báo chí, cuối tháng 6 - 2013, đại diện Công ty Dekalb đến xác minh hiện trạng. Nông dân được hứa hẹn sẽ có “hậu kiểm”, xác định nguyên nhân để có hướng hỗ trợ…

Tuy nhiên, nhiều tháng trôi qua, những người nông dân này vẫn phải “loay hoay trên đống nợ” (nợ tiền giống, phân, thuốc mua thiếu, chịu lãi ở các đại lý…) mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ công ty. Bức xúc, 53 nông dân bị lỗ (nặng nhất do bắp chết) ở ấp Phú Thành (xã Phú Hữu) đã gởi “đơn kêu cứu” đi nhiều nơi. Cuối cùng, họ cũng chỉ nhận được những… lời hứa “sẽ hậu kiểm, sẽ xem xét…”.

“Chờ lâu, tức quá, hàng chục nông dân chúng tôi tự “hậu kiểm” bằng cách hùn nhau trồng gần cả chục công bắp (giống của Công ty Dekalb). Khoảng hơn hai tháng sau, khi bắp vừa ra trái thì cũng chết sạch” – ông Dương Văn Tỷ, nông dân ấp Phú Thành, xã Phú Hữu, than vãn.

Ông Tỷ cho biết thêm, 53 nông dân đứng đơn đều là “con nợ” của đại lý, người nào ít cũng ba, bốn chục triệu đồng; có người thì năm, sáu chục triệu đồng; có người còn nhiều hơn nữa. Nhiều người đã phải bỏ nhà… tìm việc làm nơi khác để trốn nợ. “Tôi lỗ quá nặng, trồng được 28 công, mà thu hoạch bình quân chỉ có 200 kg/công. Tính ra lỗ đứt đường, hiện tôi còn thiếu nợ đại lý Ngọc Hạnh hơn 60 triệu đồng. Tôi và bà con nông dân ở đây mua bắp giống này (bắp giống của Công ty Dekalb) hơn cả chục năm nay, vậy mà mấy ổng (Công ty Dekalb) chẳng hỗ trợ chúng tôi được một đồng” - ông Tỷ bức xúc.

Ông Tỷ cho biết, chính vì quá bức xúc trước cách hành xử của Công ty Dekalb mà mới đây, 53 hộ nông dân bị thất thu nặng đã chính thức khởi kiện Công ty Dekalb ra Tòa án nhân dân huyện An Phú. “Hậu kiểm” là để xác định nguyên nhân bắp chết, từ đó xác định trách nhiệm… đó là vấn đề pháp lý. Nhưng, trong tình cảnh nông dân lâm vào chỗ khốn khổ như hiện nay “sao không lấy đạo lý ra xét trước”. Đó cũng là câu hỏi mà nông dân đang gánh nợ vì bắp chết ở huyện An Phú đặt ra.

Ông Cao Xuân Điệu, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hữu cho biết, đã nhiều lần phản ánh vấn đề nông dân khốn khó vì đợt bắp chết hàng loạt vừa qua, nhưng chưa thấy ngành chức năng phản hồi. “Bản thân tôi cũng rất xót xa trước cảnh nông dân nợ nần vì bắp chết, năng suất thấp, lỗ nặng. Từ đó đến nay, phía công ty cung cấp giống (Công ty Dekalb) cũng chưa một lần đến bàn về vấn đề hỗ trợ nông dân hay tìm nguyên nhân…” – ông Điệu bức xúc.

“Thật là bất công khi bỏ mặc nông dân chúng tôi trong hoàn cảnh này. Chúng tôi yêu cầu Công ty Dekalb phải đến địa phương đối thoại với nông dân và thực hiện lời hứa cũng như giải thích rõ ràng nguyên nhân bắp chết. Đồng thời, qua cơ quan công quyền, chúng tôi hy vọng sẽ được giải quyết thỏa đáng những bức xúc; buộc nhà cung cấp giống phải chia sẻ, khắc phục hậu quả do bắp chết, năng suất quá thấp”– ông Dương Văn Tỷ, người đại diện cho 53 nông dân đứng đơn khởi kiện, cho biết.

“Tôi nghĩ trước mắt, Công ty Dekalb nên hỗ trợ cho nông dân, vì họ thiệt hại nặng quá. Nông dân mua bắp giống của công ty hơn chục năm nay, nghĩa là công ty đã kinh doanh ở đây nhiều năm, đã có lợi nhuận thì trích một phần để hỗ trợ nông dân – khách hàng trong lúc khốn khó này mới hợp đạo lý” – ông Cao Xuân Điệu, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hữu, đề nghị.


Related news

Nuôi Cá Tra Nhỏ Lẻ Khó Đạt Chuẩn Quốc Tế Nuôi Cá Tra Nhỏ Lẻ Khó Đạt Chuẩn Quốc Tế

Đối với doanh nghiệp, việc xây dựng vùng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn ASC (Aquaculture Stewardship Council), một tiêu chuẩn của Quỹ quốc tế bão vệ thiên nhiên, là điều tương đối dễ dàng, tuy nhiên, với những hộ nuôi nhỏ lẻ thì con đường đi đến tiêu chuẩn này còn khá xa.

Tuesday. October 29th, 2013
Tôm Thẻ Chân Trắng “Lấn Lướt” Tôm Sú Tôm Thẻ Chân Trắng “Lấn Lướt” Tôm Sú

Những ngày này, đến các huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công hỏi thăm 10 người NTNL thì có tới 9 người nuôi TTCT. Đó là do con TTCT đã thực sự là “cứu cánh” của nhiều người NTNL với lợi thế quan trọng nhất là thời gian nuôi ngắn hơn, sản lượng cao hơn, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích lớn hơn so với TS.

Thursday. September 5th, 2013
Vùng Cát Không Trầm Tĩnh Vùng Cát Không Trầm Tĩnh

Buổi sáng hôm ấy, đuổi theo tầm mắt chúng tôi là màu xanh nối đuôi nhau. Cái màu xanh bàng bạc của keo lá tràm trên 10 năm tuổi đã làm cho trời Phong Bình, Phong Chương, Điền Môn, Điền Lộc, Phong Hải, Thừa Thiên - Huế... dịu hẳn lại. Khi hạ kính để nhoài mình ra không gian một lúc, chừng như tôi nghe mùi của biển trong tiếng sóng vẳng lại từ phía bên kia cánh rừng.

Thursday. September 5th, 2013
Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Cho Hiệu Quả Kinh Tế

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thu nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân nhân rộng.

Friday. September 6th, 2013
Anh Trần Đình Toàn Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba Anh Trần Đình Toàn Vươn Lên Khá Giàu Nhờ Nuôi Ba Ba

Anh Trần Đình Toàn ở ấp An Định, xã An Bình (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) với mô hình nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Mỗi đợt thu hoạch, anh thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Từ nghèo khó, nhờ con ba ba mà gia đình anh đã vươn lên khá giàu.

Friday. September 6th, 2013