Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân nuôi tôm miền Tây lại treo ao

Nông dân nuôi tôm miền Tây lại treo ao
Ngày đăng: 04/09/2015

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Võ Hồng Ngoãn, người được mệnh danh là vua nuôi tôm ở ĐBSCL, ngụ tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, Bạc Liêu nói: “Bây giờ nông dân nuôi tôm “treo ao” nhiều lắm”.

Theo ông Ngoãn, giá tôm nguyên liệu xuống thấp, dịch bệnh bùng phát khiến việc nuôi tôm của nông dân không có lãi, do đó họ đã quyết định “treo ao” vì nếu đầu tư tiếp sẽ chịu rủi ro rất lớn.

Cụ thể, theo ông Ngoãn, hiện tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg có giá chỉ 80.000-85.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất nguyên liệu hiện cũng đã xấp xỉ 80.000 đồng/kg. “Với lợi nhuận quá ít, chỉ khoảng 5.000 đồng/kg như vậy là quá rủi ro để nông dân tái đầu tư nuôi tiếp”, ông nói.

Thực tế, báo cáo sơ bộ của các địa phương nuôi tôm ĐBSCL, cho thấy tính đến hết tháng 7-2015, toàn vùng có đến khoảng 21.000 héc ta diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại, bị “treo ao”.

Còn theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 8-2015, cả nước xuống giống được 640.000 héc ta tôm, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 577.000 héc ta diện tích nuôi tôm sú và 63.000 héc ta nuôi tôm thẻ chân trắng.

Theo lý giải của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu khó khăn, giá tôm nguyên liệu xuống thấp, thiệt hại do dịch bệnh là nguyên nhân dẫn đến diện tích xuống giống của nông dân giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Cafatex (Hậu Giang), cho biết nhiều khả năng kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm 2015 sẽ giảm từ 700 triệu đến 1 tỉ đô la Mỹ so với con số khoảng 3,9 tỉ đô la Mỹ của năm ngoái.

Còn báo cáo mới nhất của Hiệp hội xuất khẩu thủy sản (VASEP), cho thấy tính đến ngày 15-7-2015, kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước chỉ mới đạt hơn 1,4 tỉ đô la Mỹ, tức vẫn còn thấp hơn so với cả năm 2014 đến 2,5 tỉ đô la Mỹ. 


Có thể bạn quan tâm

Thị Trường Phân Bón Đa Dạng, Nông Dân Khó Lựa Chọn Thị Trường Phân Bón Đa Dạng, Nông Dân Khó Lựa Chọn

Tây Nguyên đang bước vào mùa khô, là thời điểm thích hợp để nông dân chăm sóc, bón phân cho càphê, cao su, hồ tiêu… sau mùa thu hoạch. Năm nay, nguồn cung phân bón khá dồi dào, giá cả không có biến động nhiều, chủng loại khá đa dạng, phong phú.

01/04/2014
Việt Nam Trước Cơ Hội Từ Các Hiệp Định Thương Mại Việt Nam Trước Cơ Hội Từ Các Hiệp Định Thương Mại

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa các Hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác lớn trên thế giới, trước hết là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đi vào giai đoạn nước rút, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU)… dự kiến kết thúc đàm phán cuối năm nay.

24/07/2014
Nghề Nuôi Tôm Hùm, Cần Quản Lý Và Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Tôm Hùm, Cần Quản Lý Và Phát Triển Bền Vững

Hiện các tỉnh duyên hải miền Trung có 8.000-10.000 hộ nuôi tôm hùm, sản lượng hằng năm đạt 1.385 tấn, đem lại nguồn thu 3.500 tỉ đồng/năm.

01/04/2014
Bảo Vệ Và Nâng Cao Giá Trị Cá Cơm Khai Thác Ở Vùng Biển Tây Nam Bộ Bảo Vệ Và Nâng Cao Giá Trị Cá Cơm Khai Thác Ở Vùng Biển Tây Nam Bộ

Vùng biển Tây Nam Bộ có nguồn lợi cá cơm rất dồi dào. Tuy nhiên hiện nay, do tình trạng lạm thác, nguồn nguyên liệu quý giá này đang có xu hướng suy giảm cả về chất lượng và số lượng.

01/04/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Nghề Rừng Muốn Phát Triển, Phải Có Hiệu Quả Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Nghề Rừng Muốn Phát Triển, Phải Có Hiệu Quả

Ngày 23/7, tại TP Đồng Hới (Quảng Bình), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (LN). Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị.

24/07/2014