Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Và Ruộng Lúa

Nuôi Cá Sặc Rằn Trong Ao Và Ruộng Lúa
Ngày đăng: 23/02/2014

Hiện nay, giá cá sặt rằn thịt thương phẩm từ 25.000 đến 30.000 đồng. Khô cá sặt rằn từ 150.000 đến 200.000 đ/kg. Nhưng làm thế nào để nuôi cá sặt rằn có năng suất cao? Nhóm kỹ sư Trạm khuyến ngư và phòng kinh tế huyện Mộc Hóa (Long An) do kỹ sư Võ Thành Hổ đứng đầu đã nghiên cứu thành công phương pháp nuôi cá sặt rằn thương phẩm trong ao và ruộng lúa.

Nguyên nhân dẫn đến nuôi cá chậm lớn

Do trước đây thấy cá sặt rằn dễ nuôi và có giá trị cao nên nông dân đã nuôi đại trà nhưng cá chậm lớn, năng suất không cao. Theo KS. Võ Thành Hổ, một trong những nguyên do là mùa vụ thả nuôi và thu hoạch chưa thích hợp. Thời điểm nuôi thích hợp nhất của cá sặt rằn là vào khoảng tháng 5, 6 hàng năm, sau 6 tháng cá đạt kích cỡ và trọng lượng to nhất, thu hoạch vào tháng 12 hoặc tháng 1 là tốt nhất. Khi cá đã đạt tiêu chuẩn, một số người không bán mà chờ cho giá lên cao, nên khi bán cá năng suất đã giảm và chi phí thức ăn tăng cao.

Khi cá đã tích luỹ đầy đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn "ôm" trứng (khoảng 5 đến 6 tháng tuổi), người nuôi nên bán vì cá sẽ ăn yếu đi, chủ yếu để duy trì sự sống. Đầu tư giai đoạn này sẽ làm tăng thêm chi phí mà không giúp cá tăng trọng bao nhiêu. Cá chậm lớn là do đa số người nuôi chưa nắm bắt được kỹ thuật chọn lựa con giống, chuân bị ao nuôi, cách thả con giống xuống ao nuôi, phương thức cho ăn và chăm sóc, cách phòng bệnh cho cá...

Những kỹ thuật cơ bản để nuôi cá thành công

Ba yếu tố quan trọng nhất đối với người nuôi cá là chất lượng con giống, nguồn thức ăn phù hợp và điều kiện môi trường nước thích hợp.

Trước đây, đa số bà con chọn con giống theo kinh nghiệm. Theo KS. Hổ, cá giống khỏe mạnh là loại cá mà chiều dài chỉ gấp từ 2,5 đến 3 lần chiều cao của thân, nếu dài hơn là loại cá "ốm đói". Con cá phải chạy ngược dòng thành đàn, không phân tán và tụ thành cụm. Cần tách loại được những con cá có mầm bênh ra.

Chuẩn bị ao nuôi

- Tát cạn, vệ sinh ao, vét bùn đáy, lấp hang ổ.

- Diệt hết cá tạp, cá dữ.

- Bón vôi liều lượng 10 - 20 kg/m2 cho vùng đất ít nhiễm phèn và 20 - 30 kg/m2 cho vùng đất phèn.

- Phơi ao, ruộng cho lớp bùn se lại.

- Cho nước vào và phải dùng vải lọc nước, theo dõi 3 ngày khi các yếu tố nhiệt độ từ 26 đến 320C, pH đạt từ 6 - 7, độ trong 30 đến 40 cm ổn định mới thả cá nuôi.

Thả giống

Con giống phải đạt 4 tiêu chuẩn: sức khỏe, đều cơ, không sây sát dị tật, màu sắc tương đồng. Con giống được nuôi từ cá bột lên, thời gian nuôi từ 20 đến 45 ngày. Mật độ thả nuôi, đối với ao nuôi từ 40 con/cm2 mặt nước nuôi. Đối với ruộng lúa, 10con/cm2 mặt nước nuôi. Thời gian thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Thức ăn

Chế biến theo công thức sau: cá, cua, ốc xay nhuyễn từ 50 - 70%. Cám xay từ 30 đến 50%. Bổ sung thêm lượng thức ăn viên công nghiệp để giúp tạo độ kết dính cho thức ăn. Thức ăn cho vào sàng ăn. Theo KS. Hổ, số lượng sàng ăn càng nhiều càng tốt, sàng ăn cách mặt nước 0,5 m là tốt nhất.

Cho ăn nhiều lần trong ngày, cá sẽ ăn nhiều và mau lớn. Giai đoạn cá còn nhỏ cho ăn từ 3 - 5 lần/ngày, với khối lượng thức ăn bằng 10 đến 15 tổng trọng lượng cá thả. Giai đoạn cá lớn cho ăn từ 2 đến 3 lần/ngày với khối lượng thức ăn bằng từ 5 - 7% tổng trọng lượng cá thả.

Chăm sóc và quản lý

Cứ 10 đến 15 ngày thay nước một lần, theo dõi các chỉ tiêu nhiệt độ từ 26 đến 320C, pH từ 6 đến 7, độ trong 30 đến 40 cm. Sau khi thay nước sẽ xử lý nguồn nước: xử lý nền, đáy bằng Zeolite nồng độ 3 kg/100 m2 ao. Kết hợp xử lý bằng các loại thuốc sunfat đồng, BKC... Xổ lãi cho cá 2 tháng/lần, bổ sung Vitamin C cho cá 5g/1 kg thức ăn. Bổ sung premix khoáng 1 kg/100 đến 200 kg thức ăn.

Nếu áp dụng đúng quy trình trên, thời gian nuôi từ 6 đến 8 tháng là thu hoạch, cá có thể đạt trọng lượng 80 - 100g/con. Năng suất ước tính, đối với cá nuôi trong ao từ 20 đến 30 tấn/ha, cá nuôi ruộng lúa đạt 6 đến 10 tấn/ha.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Hướng Đi Cho GAP Tìm Hướng Đi Cho GAP

Sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GAP là hết sức cần thiết cho nông nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các sản phẩm này gia nhập vào thị trường rộng lớn của thế giới.

24/04/2014
Dự Án Nuôi Cá Hồi Vân Thương Phẩm Ở Quan Hóa (Thanh Hóa) Dự Án Nuôi Cá Hồi Vân Thương Phẩm Ở Quan Hóa (Thanh Hóa)

Cá hồi hay còn gọi là cá Hồi Vân có nguồn gốc từ vùng biển Thái Bình Dương, khu vực Bắc Mỹ, được thuần hóa và đưa vào nuôi ở các nước châu Âu từ những năm 80 của thế kỷ trước.

24/04/2014
Tập Huấn TOT Kỹ Thuật Nuôi Thâm Canh Artemia Tập Huấn TOT Kỹ Thuật Nuôi Thâm Canh Artemia

Artemia là loại thức ăn tự nhiên rất cần thiết trong sản xuất giống tôm, cá. Hiên nay nhu cầu trứng bào xác Artemia để cung cấp cho các trại tôm cá trong cả nước khoảng 10 tấn/năm nhưng sản lượng Artemia trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu trong nước.

24/04/2014
Lào Cai Nuôi “Gà Leo Cây” Cách Làm Mới Hiệu Quả Của Đồng Bào Tày Lào Cai Nuôi “Gà Leo Cây” Cách Làm Mới Hiệu Quả Của Đồng Bào Tày

Thay vì đàn gà sẽ được lùa vào chuồng nuôi để ngủ sau một ngày thả rông trên đồi núi, thì cuối ngày gà lần lượt nhảy lên các cành cây thấp trong vườn nhà và ngủ đến sáng. Với phương pháp chăn nuôi kiểu mới này, đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng cao xã Nghĩa Đô (Bảo Yên - Lào Cai), bởi chất lượng thịt ngon, thu hút nhiều khách hàng đến mua với giá từ 120.000 -150.000 đồng/kg.

24/04/2014
Những Giải Pháp Ứng Phó Tạm Thời Bệnh Vàng Đầu Trên Cam Sành Những Giải Pháp Ứng Phó Tạm Thời Bệnh Vàng Đầu Trên Cam Sành

Thời gian qua, hiện tượng “vàng đầu” trên cam sành ngày càng diễn biến phức tạp. Từ đó đã gây hoang mang, lo lắng cho không ít nhà vườn ở huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang). Bởi loại bệnh này chưa xác định rõ nguyên nhân và chưa có thuốc khống chế hữu hiệu.

24/04/2014