Hội Nghị Aquaculture America Thảo Luận Nhiều Giải Pháp Kiểm Soát EMS

Hội nghị Aquaculture America diễn ra tại Seattle, Mỹ đã thảo luận về việc kiểm soát dịch bệnh EMS khi có một số giải pháp xóa bỏ dịch bệnh đang được thương mại hóa.
Một phương pháp quan trọng là bộ chẩn đoán nhanh PCR, sắp được công ty GeneReach Biotechnology Corp và phòng thí nghiệm của tiến sỹ Donald Lightner tại Đại học Arizona (UA) thương mại hóa trong tháng này. Công nghệ này có thể phát hiện tôm có bị nhiễm EMS hay không trong vòng 24h.
Trước đó, Lightner và các đồng sự của mình như Linda Nunan tại UA đã phát triển một số bộ chẩn đoán virút tôm và họ đã triển khai ý tưởng “tìm và diệt” làm giải pháp, chứ không phải là chữa bệnh cho tôm bằng kháng sinh.
Khi Nunan và Lightner đã hoàn thành việc thử nghiệm bộ chẩn đoán, chúng sẽ nhanh chóng được đưa ra thị trường vì sản phẩm này đang có nhu cầu lớn. Họ cho biết bộ chẩn đoán sẽ có mặt trên thị trường vào cuối tháng 2/2014.
Một hệ thống khác giúp kiểm soát dịch bệnh EMS là xử lý nước bằng ozone, do công ty Silver Bullet System (SBS) sản xuất, thường được sử dụng trong nông nghiệp và làm sạch tháp nước giải nhiệt. SBS đã hoàn tất việc thử nghiệm hệ thống này tại trại nuôi tôm Mêhicô, sau khi đã thành công trong phòng thí nghiệm.
Tháng 9, phòng thí nghiệm của Donald Lightner cho biết giải pháp của SBS đã giảm lượng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh và tăng tỉ lệ tôm sống sót lên 90%. Ông cho biết: "Đây là một giải pháp đầy hứa hẹn”.
Quy trình này sử dụng ozone, giúp tạo ra hàm lượng hydrogen peroxide thấp trong nước. Kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy điều này không gây hại cho tôm giống. Khi ứng dụng hệ thống này vào các bể tôm có chứa EMS, nó sẽ giúp loại bỏ gần như tất cả các vi khuẩn gây bệnh trong những trường hợp nhất định.
Trung tâm Nghiên cứu Liên bang về Dinh dưỡng và Phát triển ở Hermosillo, Mêhicô đã thử nghiệm hệ thống này tại một trại nuôi tôm của Sonora trong 47 ngày. Kết quả cho thấy tỷ lệ tôm sống sót đạt đến 93% và lượng vi khuẩn vibrio parahaemolyticus giảm đáng kể.
Ngoài ra, còn các kỹ thuật khác được thực hiện ở châu Á như kiểm soát độ pH, sử dụng tôm bố mẹ sạch bệnh và an toàn sinh học giúp tăng sản lượng tôm.
Tóm lại, những kết quả này cho thấy vệc kiểm soát EMS đang tiến triển nhờ nhiều phương pháp, mà dự kiến sẽ được áp dụng cho ngành tôm trong năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Theo số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT, hiện cả nước mới chỉ tận dụng được hơn 10% diện tích ruộng trũng có thể kết hợp nuôi thủy sản theo hình thức cá - lúa kết hợp. Trước tiềm năng lớn để nuôi thủy sản đang bỏ ngỏ, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt dự án phát triển mô hình cá - lúa trên cả nước do Trung tâm KNQG thực hiện từ năm 2012 - 2014, bước đầu khẳng định hiệu quả.

Không khí đón Xuân Quý Tỵ 2013 của làng biển xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) không còn nhộn nhịp như mọi năm. Vì năm nay, biển mất mùa tôm hùm giống, ngư dân trong xã gặp rất nhiều khó khăn.

Theo kế hoạch năm 2013, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) sẽ tăng diện tích nuôi tôm càng xanh lên 1.000ha, ước sản lượng đạt 1.700 tấn và sẽ tiếp tục chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cho người nuôi.

Thời gian qua, bà con nông dân xã Phước Hưng (huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, mùa vụ để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, người dân ở xã Phước Hưng đã khai thác có hiệu quả hơn quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND H.Châu Thành (Hậu Giang), cho biết huyện đã chỉ đạo ngành chức năng nhiều lần khuyến cáo nông dân không nên ồ ạt trồng khoai mì để bán lá. Tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra, nhiều nhất là xã Đông Phước A.