Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Nuôi Cấy Nấm Xanh Phòng Trừ Rầy Nâu

Nông Dân Nuôi Cấy Nấm Xanh Phòng Trừ Rầy Nâu
Ngày đăng: 21/06/2013

Ông Võ Văn Đỏ, là tổ trưởng nhân giống lúa xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành và là nông dân tiên phong tỉnh Long An thực hiện mô hình “Nuôi cấy nấm xanh diệt rầy nâu tại nông hộ” đạt hiệu quả.

Ông Đỏ cho biết vào vụ hè thu năm 2009, ông và hai hộ nông dân trong tổ giống là Võ Văn Rạng, Võ Văn Cần ứng dụng nuôi cấy nấm trên 3 ha diện tích trồng Nếp OM 84. Tuy nhiên do ban đầu chưa nhiều kinh nghiệm và nguồn đĩa nấm gốc mua của công ty nên sản phẩm nấm xanh làm ra để diệt rầy hiệu quả thấp.

Sau đó, ông đã rút kinh nghiệm và chọn đĩa nấm gốc của Trường Đại học Cần Thơ và cùng các thành viên trong tổ nhân giống và các thành viên thuộc mô hình trồng nếp đạt chất lượng cao tiếp tục thực hiện mô hình ứng dụng nấm xanh trừ rầy với diện tích 10 ha. Hiệu quả dần cải thiện, suốt vụ không phải phun thuốc trừ rầy mà còn vừa đảm bảo năng suất, góp phần hỗ trợ sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap.

Trong quá trình thực hiện mô hình nuôi cấy nấm với sự hướng dẫn trực tiếp của Trạm khuyến nông huyện Châu Thành và được tập huấn ngắn hạn nuôi cấy nấm. Theo ông quy trình nuôi cấy nấm nông hộ được thực hiện gồm 2 bước. Bước 1: Chọn gạo nuôi cấy nấm xanh phải là loại gạo cứng cơm, không có chất nhựa. Gạo được ngâm trong nước 1 giờ - 1 giờ 30 phút, sau đó vớt ra để ráo và cho vào bọc ny- lông, mỗi bọc khoảng 0,5 kg gạo. Tiếp tục đem các bọc gạo này đi hấp cách thủy khoảng 2 giờ và lấy ra để nguội.

Bước 2: Chủng nấm xanh vào môi trường gạo đã chuẩn bị ở trên. Chọn đĩa nấm gốc phải có chất lượng, tủ cấy cũng đơn giản để khi cấy nấm sẽ hạn chế nhiễm các nấm tạp. Tủ cấy là loại tủ nhỏ làm bằng kính khung nhôm, có khoát 2 lỗ để chúng ta thọt 2 tay vào bên trong khi cấy nấm gốc vào môi trường gạo sẽ ít bị nhiễm hơn. Các bọc gạo sau khi cấy nấm xanh sẽ được để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày lắc các bọc 1-2 lần để tạo sự thông thoáng cho nấm phát triển. Sau khi cấy nấm vài ngày thì nấm xanh sẽ xuất hiện, bao phủ hết hạt gạo, hạt gạo nhỏ dần và biến mất trong vòng 10-14 ngày. Sau đó đem chế phẩm ra sử dụng.

Một vài kinh nghiệm sử dụng nấm xanh có hiệu quả thì nên phun chế phẩm nấm xanh vào buổi chiều mát hoặc ban đêm, có sương càng tốt sẽ giúp nấm phát triển. Còn nếu phun gặp mưa khi chưa được 24 giờ phải phun lại. Nên phun khi mật số rầy nâu khoảng 2-5 con/tép và phun khi rầy nâu ở tuổi 1-2. Phun kỹ vào gốc lúa, khi phun phải trộn chế phẩm với chất bám dính giúp bào tử nấm bám tốt trên cơ thể côn trùng. Không hòa chế phẩm nấm xanh với các thuốc trừ nấm bệnh lúa… ngoài ra còn lưu ý một số yếu tố khác nữa.

Ông Đỏ cho biết thêm, trung bình 1 đĩa nấm gốc nuôi được 6 bịch thành phẩm và có thể sử dụng cho ít nhất khoảng 1 ha. Hiện nay, ông đang sản xuất nấm giốngcung cấp cho bà con. Thời gian từ ngày làm giống đến sử dụng chỉ trong vòng 1 tháng. Đối với ruộng thử nghiệm nấm xanh các vụ vừa qua của ông và một số cộng sự lân cận thì 1 ha sử dụng nấm xanh chi phí các khoản chỉ 200 ngàn đồng, còn khi sử dụng thuốc hóa học trừ rầy tốn khoảng 1,5 triệu đồng mà sản phẩm làm ra không đảm bảo vệ sinh an toàn.

Vụ thu đông 2010, ông làm nấm giống và cung cấp cho nhiều nông hộ các xã lân cận và ngoài tổ giống thực hiện nuôi cấy nấm xanh khoảng 15 ha. Nhà của ông là nơi sản xuất giống nấm xanh và đang thực hiện đề tài “Ứng dụng nuôi cấy nấm xanh tại nông hộ giảm chi phí” của Chi cục BVTV và Trung tâm Khuyến nông.


Có thể bạn quan tâm

Big C Tiêu Thụ 150 Tấn Cà Chua Cho Nông Dân Đà Lạt Big C Tiêu Thụ 150 Tấn Cà Chua Cho Nông Dân Đà Lạt

Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, nông dân thua lỗ nặng, Hệ thống siêu thị Big C đã tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.

28/10/2014
Nông Dân Khốn Đốn Vì Tiêu Chết Nông Dân Khốn Đốn Vì Tiêu Chết

Trên nền đất ẩm ngổn ngang xác cây hồ tiêu, bà Nhữ Thị Doanh (trú tổ 3, thôn 2, xã Ia Krái, huyện Ia Grai) đưa tay ngắt một chùm tiêu chi chít quả từ một gốc hồ tiêu bằng trụ bê tông cao vút và sum suê lá nhưng đã ngả vàng héo quắt. Lau những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt hốc hác, bà kể: “Năm 2000, giá cà phê xuống thấp nên chúng tôi chuyển sang trồng tiêu.

28/10/2014
Thăng Trầm Khoai Lang Xuất Khẩu Thăng Trầm Khoai Lang Xuất Khẩu

Vài năm trở lại đây, mùa thu hoạch, thương lái nhộn nhịp tìm đến huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long mua khoai lang xuất sang Trung Quốc, nhiều người dân đã làm giàu từ trồng khoai, diện tích trồng khoai lang cũng tăng nhanh chóng. Năm 2014, diện tích trồng khoai lang Bình Tân ước đạt 11.000ha nhưng tình hình tiêu thụ không còn khả quan như trước…

28/10/2014
Nông Dân Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) Trúng Đậm Mùa Gừng Nông Dân Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) Trúng Đậm Mùa Gừng

Huyện Vĩnh Lợi là một trong những địa phương có diện tích trồng gừng lớn nhất tỉnh Bạc Liêu. Năm nay, bà con trồng gừng ở huyện vừa trúng mùa lại trúng giá. Giá gừng đang ở mức khá cao, từ 40.000 - 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, người trồng gừng lãi hơn 80 triệu đồng/công.

28/10/2014
Cà Chua Đơn Dương Có Cà Chua Đơn Dương Có "Quá Chua"?

Trong tháng 10/2014, vùng nguyên liệu cà chua Đơn Dương giảm giá bán ra khá sâu so với mức giá sàn tối thiểu. Sau những ngày đầu “chua chát” với cà chua, người nông dân Đơn Dương đã bình tâm trở lại, tiếp tục thực hiện bài toán “lấy cà chua bù lỗ cho cà chua”!

28/10/2014