Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Thảo Mô Hình Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Hội Thảo Mô Hình Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học
Ngày đăng: 16/05/2014

Ngày 14/5/14, Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn (An Giang) tổ chức Hội thảo đầu bờ, đánh giá kết quả thực hiện mô hình trình diễn "Nuôi vịt thịt an toàn sinh học". Gần 50 nông dân và kỹ thuật viên các xã tà Đảnh, Núi Tô, Cô Tô Tham dự. Tại buổi hội thảo nông dân được trực tiếp tham quan mô hình chăn nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học của hộ ông Huỳnh Văn Bé cư ngụ ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh huyện Tri Tôn.

Với 100 con vịt thịt giống CV Super- M2, sau 2 tháng nuôi, vịt phát triển tốt, đồng đều, tỷ lệ hao hụt trên tổng đàn 4%, trọng lượng trung bình từ 3 kg/con. Với giá bán hiện tại 42.000 đồng/kg, sau khi trừ mọi chi phí, lợi nhuận gần 3 triệu đồng.

Theo nhận xét của bà con nông dân sau khi tham quan mô hình cho thấy: mô hình thích hợp cho những hộ dân, ít vốn; ít đất sản xuất, dễ quản lý dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh, môi trường, ít tốn công chăm sóc hơn nuôi theo kiểu truyền thống.

Thời gian nuôi ngắn, bà con có thể đầu tư chăn nuôi vịt vào những thời điểm thích hợp để giải quyết đầu ra và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như: ốc bưu vàng, tôm tép, cá tạp giảm lượng thức ăn công nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra bà con nông dân còn được cán bộ kỹ thuật giải đáp một số thắc mắc như cần lưu ý về con giống, kỹ thuật trong chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học.

Thông qua mô hình này nhằm giúp bà con nông dân áp dụng thành công và nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật mới vào chăn nuôi thủy cầm làm tăng chất lượng sản phẩm, an toàn cho người chăn nuôi và người tiêu dùng, hạn chế rủi ro, nhất là tiềm ẩn của bệnh cúm gia cầm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, xóa dần tập quán chăn nuôi thủy cầm theo hình thức truyền thong.


Có thể bạn quan tâm

Ô Nhiễm Môi Trường Biển Đe Dọa Nguồn Lợi Thủy Sản Hải Phòng Ô Nhiễm Môi Trường Biển Đe Dọa Nguồn Lợi Thủy Sản Hải Phòng

Thiên nhiên vốn ưu đãi cho TP Hải Phòng là tổ hợp tài nguyên, môi trường phong phú, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản. Song khu vực này đang chịu tác động từ nhiều phía, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường biển, làm hạn chế sự phát triển của ngành thủy sản thành phố cảng.

21/08/2014
Cần Nhìn Đúng Về Chất Lượng Lúa Giống Cần Nhìn Đúng Về Chất Lượng Lúa Giống

Năng suất lúa của Cà Mau trong những năm gần đây đã được nâng lên, đó là nhờ vào sự thay đổi giống lúa có chất lượng, cho năng suất cao. Tuy nhiên, không ít hộ dân còn chạy theo tiêu chí “hàng ngoại tốt hơn hàng nội”, từ đó họ phải trả thêm một phần “chi phí ảo” cho loại giống này.

30/08/2014
Nông Dân Kon Tum Tự Xây Dựng Thương Hiệu Cà Phê Sạch Nông Dân Kon Tum Tự Xây Dựng Thương Hiệu Cà Phê Sạch

Sau hai thương hiệu sản xuất, chế biến cà phê sạch khá thành công trên thị trường, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum vừa có thêm thương hiệu cà phê sạch thứ ba hoạt động trên cơ sở tự nguyện góp vốn, vườn cây của nông dân và sản xuất kinh doanh thông qua mô hình hợp tác xã.

30/08/2014
Cá Mú Nghệ Khó Bán Cá Mú Nghệ Khó Bán

Hiện cá mú nghệ thương phẩm tại Khánh Hòa được thương lái thu mua ở mức 140-150 ngàn đ/kg, giảm 100 ngàn đ/kg so với những năm trước. Mặc dù giá thấp nhưng vẫn khó tiêu thụ.

21/08/2014
Trồng Chuối Tây Giảm Nghèo, Làm Giàu Trồng Chuối Tây Giảm Nghèo, Làm Giàu

Những năm gần đây, nhiều hộ dân xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) có phong trào trồng chuối tây tại các thửa đất đồi bạc màu cho thu nhập cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

30/08/2014