Nông Dân Nuôi Cá Tra Phấn Khởi Do Giá Cá Tăng
Đầu năm 2015, giá cá tra nguyên liệu tăng thêm 500 đồng/kg sau khi ổn định ở mức khá cao trong những tháng cuối năm 2014 nên nông dân nuôi cá tra rất phấn khởi.
Ông Lê Thanh My, nông dân nuôi cá tra ở xã ấp Tân An, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, tuần qua giá cá tra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (trọng lượng 750 - 800gram/con, thịt trắng, không nhiễm kháng sinh) trên thị trường được các thương lái thu mua với giá 24.000 - 25.000 đồng/kg (tùy theo địa phương, doanh nghiệp và thời gian thanh toán), tăng 500 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2014 nên nông dân nuôi cá tra rất phấn khởi.
“Năm ngoái, giá cá tra cũng có những thời điểm biến động nhưng nhìn chung tương đối ổn định, giá cá tra nằm ở mức khá. Do đó những hộ nuôi cá tra nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, có kỹ thuật nuôi tốt thì có thể kiếm được lợi nhuận khá. Năm nay, giá cá tra tăng ngay từ đầu năm nên nông dân nuôi cá hy vọng giá cá sẽ tiếp tục có những chuyển biến thuận lợi cho nông dân nuôi cá”- ông My chia sẻ.
Theo chiết tính của Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, hiện nay giá thành nuôi cá tra bao gồm các chi phí như con giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y, nhân công,… dao động từ 22.000 - 23.000 (tùy kỹ thuật nuôi), sau khi trừ chi phí nông dân nuôi cá tra còn lãi 2.000 - 3.000 đồng/kg. Bình quân mỗi hecta nuôi cá tra ở địa phương đạt năng suất khoảng 300 tấn/ha trong 7 - 8 tháng nuôi, do vậy nếu nông dân thu hoạch cá thời điểm này có thể có lợi nhuận 600 - 900 triệu đồng/ha.
Dù giá cá tra hiện nay đã giúp nông dân có lãi nhưng gần như các hộ nuôi nhỏ lẻ không có cá để bán. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, một phần là do thua lỗ trong những vụ nuôi trước nên dân nuôi cá tra thiếu vốn tái sản xuất. Quan trọng hơn là do đầu ra bấp bênh, nông dân sợ thua lỗ nên phần lớn các hộ nuôi cá nhỏ lẻ phải “bỏ ao”, nuôi cầm chừng hay chuyển sang nuôi một số đối tượng khác. Do đó, hoạt động nuôi cá tra hiện nay chủ yếu diễn ra tại vùng nuôi cá nguyên liệu của của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và một số hộ nuôi cá tra có tiềm lực kinh tế.
Đầu năm 2014, giá cá tra có diễn biến khả quan, tuy nhiên dư âm từ vụ nuôi năm 2013 đã khiến nhiều hộ nuôi hoặc không đủ vốn hoặc trì hoãn quyết định thả nuôi để đợi những tín hiệu vững chắc hơn từ thị trường. Sau một thời gian giá cá tra tăng ổn định, nhiều hộ nuôi tiếp tục thả nuôi vụ mới, diện tích nuôi tăng mạnh kể từ tháng 10 đến cuối năm 2014 và đã dần hồi phục với diện tích thả nuôi hơn 5.500 ha, sản lượng 1.116 ngàn tấn. Tuy nhiên, diện tích thả nuôi ca tra tới lứa thu hoạch chưa nhiều ủng hộ cho xu hướng tăng giá cá tra trong những tháng tới.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày đất trời vào xuân, đi trên những con đường bê tông phẳng lỳ rộng thênh thang trải dài tới từng thôn xóm của xã Tân Hợp, chúng tôi cảm nhận rất rõ sự thay đổi của xã miền núi này. Những ngôi nhà khang trang, kiên cố mọc lên san sát, những vườn cà phê, hồ tiêu xanh mướt là tín hiệu về một cuộc sống no ấm đã hiện diện nơi mảnh đất này.
Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 276/QĐ-TTg ban hành chương trình công tác năm 2015 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Gắn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với xây dựng NTM từ đó đã tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, nhân dân trong xã đoàn kết, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, xây dựng NTM. Ðến nay, sau 4 năm triển khai, Ðộc Lập đã hoàn thành 18/19 tiêu chí NTM (không phải thực hiện tiêu chí chợ), đời sống người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.
Đâu là nguyên nhân Mặc dù công tác TRTT được tỉnh Đác Nông triển khai ngay từ đầu năm 2014, nhưng đến hết tháng 10-2014, toàn tỉnh mới chỉ có bốn dự án của bốn chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt phương án TRTT với tổng diện tích là 45,26 ha.
Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.