Xuất khẩu nông sản khó về đích

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo về tình hình sản xuất và công tác điều hành của Bộ NN&PTNT chiều 6/10.
Theo Bộ NN&PTNT, nguyên nhân là do từ đầu năm, đồng USD tăng giá, tỉ giá hối đoái của một số ngoại tệ mạnh, đặc biệt là đồng EURO biến động theo hướng không thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Thêm vào đó, nguồn cung các mặt hàng nông sản tăng, lượng tồn kho cao ở nhiều nước, trong khi các thị trường XK chủ lực của nước ta như Mỹ, EU, Nhật Bản... đều giảm nhu cầu nhập khẩu và tăng cường rào cản kỹ thuật, yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe đối với nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Chính vì vậy, 9 tháng qua, XK nông, lâm, sản thủy sản gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Trần Quốc Tuấn, quyền Chánh Văn phòng Bộ NN&PTNT cho biết, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 10 và cả quý IV/2015 của Bộ đặt ra là tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo Thị trường nông nghiệp.
Cụ thể, phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp theo dõi sát tình hình sản xuất, thị trường nông lâm thủy sản để đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy XK các mặt hàng trọng yếu.
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại sang Ấn Độ, Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thái Lan… nhằm khảo sát, tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc trong XK và mở cửa thị trường. Đồng thời rà soát quá trình sản xuất, chế biến theo từng chuỗi, từng sản phẩm và đề xuất các chính sách phù hợp để nâng cao giá trị sản phẩm.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ kiểm tra, giám sát chất lượng, điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất chè, măng, muối và xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện đề án xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam...
Hiện nay, tiến trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do đã bước đầu đạt được kết quả, mới đây nhất là hoàn thành đàm phán TPP - điều này sẽ góp phần quan trọng mở ra cơ hội cho XK nông, lâm, thủy sản Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn thông tin, sau khi trúng gói thầu XK 450.000 tấn gạo sang Philippines, giá gạo trong nước đã tăng lên đáng kể.
Đáng mừng nữa là theo thông tin từ phía các doanh nghiệp, Việt Nam đã trúng thầu thêm được 1 triệu tấn gạo với mức giá cũng rất tốt.
"Với tình hình cung cầu gạo như hiện nay và những đơn hàng này, giá lúa từ nay tới tận quý I/2016 sẽ không thấp hơn hiện nay" - ông Tuấn cho biết.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trong tháng 9, giá trị XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,15 tỷ USD, giảm 419 triệu USD (tương đương 16,3%) so với tháng 8 và giảm 574 triệu USD so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng đầu năm 2015 vụ nuôi tôm nước lợ diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn đến sớm hơn so với năm 2014, độ mặn ở nhiều nơi trên 32‰, mưa trái mùa, nguồn nước cấp bị ô nhiễm (nhiều thông số môi trường tại các điểm quan trắc đầu nguồn nước cấp đều vượt ngưỡng cho phép đặc biệt như nitrit, COD, Amonia, vibrio…) làm cho dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy, đường ruột, phân trắng, vi bào tử trùng… phát triển, gây chết tôm nuôi, giảm sản lượng tôm thu hoạch và gây thiệt hại cho người nuôi.

Việc nuôi tôm cao triều ở Phú Yên trong thời gian qua đã mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên trong quá trình quản lý đất đai, một số địa phương đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất làm hồ nuôi tôm trái phép, có địa phương không kiên quyết xử lý nên diện tích lấn chiếm ngày càng tăng, diễn biến ngày càng phức tạp.

Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh liên tục xảy ra, giá tôm giảm mạnh nhiều tháng liền. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống… nuôi tôm tăng mạnh dẫn đến diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2014.

Cư vào mùa này vào thời điểm thủy triều xuống ngư dân lại tìm đến nghề cào chem chép. Một ký chem chép sau khi cào xong, đóng bao bán cho các đầu nậu 1500 đồng/kg. Các đầu nậu cân lại cho các cơ sở nuôi tôm hùm, cá bóp vì chem chép sữa là thức ăn giàu dinh dưỡng cho các hải đặc sản giá trị như tôm hùm, cá mú, cá bóp...
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.