Nông Dân Nuôi Cá Tra Phấn Khởi Do Giá Cá Tăng
Đầu năm 2015, giá cá tra nguyên liệu tăng thêm 500 đồng/kg sau khi ổn định ở mức khá cao trong những tháng cuối năm 2014 nên nông dân nuôi cá tra rất phấn khởi.
Ông Lê Thanh My, nông dân nuôi cá tra ở xã ấp Tân An, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, tuần qua giá cá tra đủ tiêu chuẩn xuất khẩu (trọng lượng 750 - 800gram/con, thịt trắng, không nhiễm kháng sinh) trên thị trường được các thương lái thu mua với giá 24.000 - 25.000 đồng/kg (tùy theo địa phương, doanh nghiệp và thời gian thanh toán), tăng 500 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2014 nên nông dân nuôi cá tra rất phấn khởi.
“Năm ngoái, giá cá tra cũng có những thời điểm biến động nhưng nhìn chung tương đối ổn định, giá cá tra nằm ở mức khá. Do đó những hộ nuôi cá tra nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, có kỹ thuật nuôi tốt thì có thể kiếm được lợi nhuận khá. Năm nay, giá cá tra tăng ngay từ đầu năm nên nông dân nuôi cá hy vọng giá cá sẽ tiếp tục có những chuyển biến thuận lợi cho nông dân nuôi cá”- ông My chia sẻ.
Theo chiết tính của Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, hiện nay giá thành nuôi cá tra bao gồm các chi phí như con giống, thức ăn, hóa chất, thuốc thú y, nhân công,… dao động từ 22.000 - 23.000 (tùy kỹ thuật nuôi), sau khi trừ chi phí nông dân nuôi cá tra còn lãi 2.000 - 3.000 đồng/kg. Bình quân mỗi hecta nuôi cá tra ở địa phương đạt năng suất khoảng 300 tấn/ha trong 7 - 8 tháng nuôi, do vậy nếu nông dân thu hoạch cá thời điểm này có thể có lợi nhuận 600 - 900 triệu đồng/ha.
Dù giá cá tra hiện nay đã giúp nông dân có lãi nhưng gần như các hộ nuôi nhỏ lẻ không có cá để bán. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, một phần là do thua lỗ trong những vụ nuôi trước nên dân nuôi cá tra thiếu vốn tái sản xuất. Quan trọng hơn là do đầu ra bấp bênh, nông dân sợ thua lỗ nên phần lớn các hộ nuôi cá nhỏ lẻ phải “bỏ ao”, nuôi cầm chừng hay chuyển sang nuôi một số đối tượng khác. Do đó, hoạt động nuôi cá tra hiện nay chủ yếu diễn ra tại vùng nuôi cá nguyên liệu của của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và một số hộ nuôi cá tra có tiềm lực kinh tế.
Đầu năm 2014, giá cá tra có diễn biến khả quan, tuy nhiên dư âm từ vụ nuôi năm 2013 đã khiến nhiều hộ nuôi hoặc không đủ vốn hoặc trì hoãn quyết định thả nuôi để đợi những tín hiệu vững chắc hơn từ thị trường. Sau một thời gian giá cá tra tăng ổn định, nhiều hộ nuôi tiếp tục thả nuôi vụ mới, diện tích nuôi tăng mạnh kể từ tháng 10 đến cuối năm 2014 và đã dần hồi phục với diện tích thả nuôi hơn 5.500 ha, sản lượng 1.116 ngàn tấn. Tuy nhiên, diện tích thả nuôi ca tra tới lứa thu hoạch chưa nhiều ủng hộ cho xu hướng tăng giá cá tra trong những tháng tới.
Related news
Từ năm 2014 đến tháng 4/2015, UBND tỉnh Đồng Tháp đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tổng vốn đầu tư các dự án là 734 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của doanh nghiệp (DN) để thực hiện dự án là 237 tỷ đồng.
Liên tục mấy ngày gần đây, người dân xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thu hoạch được nhiều rau câu chỉ.
Mục tiêu của chiến dịch giải cứu này là giúp đưa giá ổi lên 2.000 đồng một kg, cao gấp 3-4 lần giá thương lái đưa ra.
Tỉnh ta có trữ lượng nông, thủy sản dồi dào và hàng chục làng nghề chế biến, phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn. Trong đó các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng có thế mạnh chế biến hải sản gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ; huyện Vụ Bản, Ý Yên, Thành phố Nam Định phát triển các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm…
Khi trao đổi về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của xã Hợp Hải – một xã trọng điểm lúa, đạt tiêu chí nông thôn mới của huyện Lâm Thao, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Bây giờ làm ruộng nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung khác xưa nhiều. Hầu hết công đoạn nặng nhọc đã được cơ giới hóa, nên lao động trực tiếp giảm đi nhiều nhưng sản lượng và giá trị sản xuất vẫn tăng đáng kể.