Việt Nam ít chịu tác động từ giá hàng hóa cơ bản lao dốc

Cũng theo hãng tin này, trái lại, việc Indonesia và Malaysia không đa dạng hóa được hàng xuất khẩu đang đặt ra nguy cơ cho triển vọng kinh tế châu Á năm 2016.
Cách đây 2 thập niên, hàng hóa cơ bản chiếm khoảng 50% hàng xuất khẩu của cả Việt Nam và Indonesia.
Đến năm 2014, Việt Nam đã giảm tỷ lệ này xuống còn chưa đầy 30%, trong khi hàng hóa cơ bản vẫn chiếm khoảng 60% xuất khẩu của Indonesia.
Đối với Philippines, một nước nhập khẩu ròng hàng hóa cơ bản, tỷ lệ này trong năm ngoái vào khoảng 20%.
Việt Nam đã giảm phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu hàng điện tử, điện thoại di động, hàng dệt may và giày dép thông qua mở rộng mạng lưới sản xuất, theo Bloomberg.
Giá hàng hóa cơ bản trên toàn cầu, từ giá dầu thô tới giá đồng và giá than đã giảm mạnh do nhu cầu của Trung Quốc giảm sút khi nền kinh tế nước này giảm tốc.
Theo một báo cáo của ngân hàng HSBC, hiện tượng thời tiết El Nino làm mùa đông ấm hơn ở khu vực Bắc Mỹ có thể sẽ giữ giá dầu và khí đốt ở mức thấp, gây áp lực đối với kim ngạch xuất khẩu của Malaysia và Indonesia.
“Tình hình thị trường hàng hóa cơ bản sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế cho tới hết năm 2016”, báo cáo của HSBC có đoạn viết. “Philippines sẽ hưởng lợi nhiều nhất, trong khi Việt Nam sẽ vững vàng. Chúng tôi tiếp tục nhận thấy rủi ro cao nhất đối với Indonesia, nơi tác động đối với nền kinh tế và tiêu dùng đến nay vẫn còn chưa được cảm nhận hết”.
Tháng trước, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo GDP của Việt Nam và Philippines sẽ tăng trưởng hơn 6% trong năm nay và năm tới, mạnh nhất trong số các nền kinh tế lớn ở khu vực Đông Nam Á.
Trong khi đó, ADB dự báo kinh tế Indonesia tăng 5,4% và kinh tế Malaysia tăng 4,9%.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2014 là 2.052 USD/người, so với mức 3.492 USD/người của Indonesia.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nghề trồng hoa kiểng tại xã Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) phát triển mạnh và thu hút nhiều hộ tham gia. Để liên kết các hộ trồng hoa kiểng và từng bước đưa nghề trồng kiểng của địa phương phát triển bền vững, tháng 2/2014, Hội Nông dân xã cho ra đời Chi hội trồng hoa kiểng.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương đồng chí Hà Văn Thái, Bí thư Đảng ủy xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn cho biết: “Nếu tính về hiệu quả chăn nuôi, bây giờ nuôi bò là phổ biến hơn và dễ làm, được nhiều hộ tham gia. Khác với trước đây nuôi thả, tận dụng thức ăn tự nhiên, giờ chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh, vừa kết hợp chăn thả vừa cho ăn thức ăn tinh, cỏ trồng, giống chủ yếu bò lai, bán bò giống, bò thịt”.

Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu phát triển diện tích cây cao su của Việt Nam đến năm 2015 là 800.000ha và giữ diện tích ổn định ở mức này.

Từ kết quả trên, xã Nga Tiến tiếp tục cải tạo 34 ha cói kém hiệu quả sang trồng lúa. Để hỗ trợ nông dân trong vùng chuyển đổi diện tích trồng cói kém hiệu quả, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục cơ chế hỗ trợ về giống lúa, khoa học sản xuất thâm canh cây lúa và đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất.

6 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng tương ứng là 7,32%, 51,33% và 35,28%...