Nông dân nhiều nơi quay lưng với cây mía
Tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, nông dân đã chặt bỏ gần 700ha mía. Nguyên nhân là do từ năm 2013 đến nay giá mía liên tục sụt giảm. Nhiều nông dân cho biết, với giá mía chỉ khoảng 800 đồng/kg thì họ không thể nào sống được với cây mía. Điều đáng nói là chi phí nhân công đang khiến cho trồng mía không còn lợi nhuận. Tiền thuê mướn nhân công thu hoạch 1 tấn mía cũng đã mất từ 200.000-250.000 đồng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trồng mía ở Việt Nam không hiệu quả do năng suất mía quá thấp, chỉ khoảng 65 tấn mía/ha, thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan 78 tấn/ha, Trung Quốc 75 tấn/ha. Điều đáng nói là dù giá mía của Việt Nam đã xuống rất thấp, đến mức nông dân không có lãi, nhưng vẫn cao hơn các quốc gia trồng mía tiên tiến khác như Thái Lan hay Australia.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, tình hình nuôi thủy sản ở Bình Thuận gặp nhiều khó khăn, một số mô hình hiệu quả nuôi thấp, không có lãi. Nuôi thủy sản nước ngọt của tỉnh chủ yếu tập trung ở 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh, một số ít nuôi ở Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, La Gi và Hàm Tân.
Để đạt mục tiêu tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) năm 2014 là 17.300 tấn, trong đó khai thác 12.780 tấn, nuôi trồng 4.520 tấn, huyện Hoằng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vùng ven biển.
Nhóm các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra cách kiểm tra nhanh dấu hiệu của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) trên tôm nuôi và hy vọng có thể giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm nước này.
Trong năm 2013, Chi cục thú y đã thực hiện việc quản lý theo chuỗi từ trại chăn nuôi - cơ sở giết mổ - cơ sở kinh doanh thịt cho hai cơ sở chăn nuôi heo và gà trên địa bàn tỉnh.
Trung tuần tháng 1-2014, có 4 nông dân Hà Lan, những chủ trại bò sữa cùng với ông Rinze Fokkema, giảng viên trường nông nghiệp vùng Friesland, phía Bắc Hà Lan đến Củ Chi TPHCM thực hiện vai trò “nông dân giúp nông dân”.