Nông dân nhiều nơi quay lưng với cây mía

Tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, nông dân đã chặt bỏ gần 700ha mía. Nguyên nhân là do từ năm 2013 đến nay giá mía liên tục sụt giảm. Nhiều nông dân cho biết, với giá mía chỉ khoảng 800 đồng/kg thì họ không thể nào sống được với cây mía. Điều đáng nói là chi phí nhân công đang khiến cho trồng mía không còn lợi nhuận. Tiền thuê mướn nhân công thu hoạch 1 tấn mía cũng đã mất từ 200.000-250.000 đồng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trồng mía ở Việt Nam không hiệu quả do năng suất mía quá thấp, chỉ khoảng 65 tấn mía/ha, thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan 78 tấn/ha, Trung Quốc 75 tấn/ha. Điều đáng nói là dù giá mía của Việt Nam đã xuống rất thấp, đến mức nông dân không có lãi, nhưng vẫn cao hơn các quốc gia trồng mía tiên tiến khác như Thái Lan hay Australia.
Related news

Ngày 7/10/2015, Tổng cục Thủy sản phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị “Tổng kết khai thác cá vụ Nam năm 2015, triển khai kế hoạch khai thác cá vụ Bắc năm 2015-2016”

Với 102.000ha đất sản xuất nông nghiệp, lượng phân bón được sử dụng hàng năm ở Thái Bình là rất lớn. Một trong những thương hiệu lớn, luôn đồng hành nông dân Thái Bình là Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

Chúng tôi thường xuyên chỉ đạo các cấp Hội Nông dân cả nước cần có giải pháp nhân rộng mô hình của những “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, chia sẻ kinh nghiệm cho hội viên, ND tham quan, học tập, đồng thời giúp bà con kết nối với nhau cùng sản xuất tốt để nâng cao cuộc sống”.

Ngày 6.10, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Theo đánh giá của Sở NNPTNT TP.HCM, phần lớn người trồng lan ở TP.HCM phải nhập khẩu giống từ nước ngoài, như giống Dendrobium, Mokara từ Thái Lan, Catleya, Phalaenopsis từ Đài Loan.