Mô hình Đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất khoai Tây thương phẩm
Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích cây vụ Đông cần hạn chế so với tiềm năng của tỉnh.
Vụ Đông năm 2021, Trung tâm Khuyến nông đã thực hiện "Xây dựng mô hình đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất khoai Tây thương phẩm có liên kết tiêu thụ sản phẩm” với quy mô 06 ha bằng giống Esmee và giống Marabel tại xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình và xã Hồng Giang, huyện Đông Hưng.
Khi thực hiện mô hình, máy móc được áp dụng từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc đến thu hoạch giúp giảm công. Bên cạnh đó, mô hình sử dụng bón phân nhả chậm NPK Lục thần nông – điều này rất có ý nghĩa khi áp dụng cơ giới cho cây khoai Tây vì chỉ bón một lần duy nhất cho cả vụ, giảm chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sử dụng phân truyền thống.
Người dân tham gia mô hình được cán bộ Trung tâm tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 50% củ giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, Trung tâm còn là cầu nối giữa người nông dân với đơn vị bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn ngoài sản xuất đại trà.
Qua theo dõi mô hình cho thấy cả 2 giống khoai Tây Marabel và Esmee đều sinh trưởng, phát triển khỏe cho năng suất cao, giống Esmee đạt 23,5 tấn/ha, giống Marabel đạt 21 tấn/ha cao hơn giống đối chứng Solara trên 7 tấn/ha, tương đương tăng trên 30%, củ thương phẩm dễ bán, được giá. Vì vậy, hiệu quả kinh tế tăng 1,5 - 2 lần so với sản xuất khoai Tây truyền thống tại địa phương. Toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch được doanh nghiệp bao tiêu với giá cao, ổn định nên người dân rất phấn khởi và yên tâm sản xuất.
Trong thời gian triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Vũ Lạc – thành phố Thái Bình, xã Hồng Giang – Đông Hưng tổ chức 02 lớp tập huấn trong mô hình với 140 người tham dự; tổ chức 02 hội nghị thăm quan nhân rộng mô hình với số lượng 200 người và tổ chức 02 hội nghị tổng kết cho 180 người tham dự. Thông qua đó, giúp nông dân địa phương nắm được quy trình sản xuất của từng giống; đồng thời, đây là những mô hình điểm để người dân đến tham quan, học tập.
Kết quả của mô hình đã góp phần thay đổi phương thức canh tác, tạo sự ổn định trong sản xuất, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, sức khoẻ cho người sản xuất và người tiêu dùng, giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng nhu cầu của nông dân, góp phần giải quyết khó khăn về đầu ra sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, từng bước tạo vùng nguyên liệu lớn cho các nhà máy chế biến và thực hiện thắng lợi các mục tiêu của ngành, của Tỉnh đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ với gần 100m2 đất, từ 3 cặp dúi ban đầu, đến nay đã phát triển đàn dúi lên hơn 100 con dúi sinh sản, 50 con dúi đực, gần 200 con dúi con và dúi thịt.
Chị Dương Kim Ngọc (sinh năm 1982) cùng chồng là anh Phan Văn Hòa (sinh năm 1974, ở ấp Thanh Tây, xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc).
Ông Lê Văn Đờn (sinh năm 1970), ở ấp Đông An, xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc, có hơn 30 năm gắn bó với công việc thu hoạch dừa thuê.