Nông Dân Nguyễn Quới Vươn Lên Làm Giàu
Theo chân ông Huỳnh Hùng, Chủ tịch Hội nông dân xã Công Hải, Thuận Bắc, chúng tôi tìm về thôn Hiệp Kiết gặp ông Nguyễn Quới, gương nông dân sản xuất điển hình của địa phương.Ông vui vẻ kể lại những ngày đầu lập nghiệp khó khăn của hai vợ chồng. Năm 1983, tích lũy được ít vốn, vợ chồng ông mua chiếc máy cày 30 triệu đồng làm đất cho bà con thôn xóm.
Sau ba năm dành dụm, tích cóp, ông quyết định mua một cặp bò sinh sản, đến nay nhờ chăm sóc kỹ, đàn bò đã lên tới 60 con, đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình. Đến năm 2005, khi có đủ vốn ông quyết định đầu tư mua máy cày Kubota trị giá 125 triệu đồng, nhận cày đất cho bà con trong xã, với giá 150.000 đồng/ sào, nhờ vậy hằng năm ông có thêm thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Ông tiếp tục mở rộng 5ha diện tích đất sản xuất trồng nhiều loại cây điều, xoài kết hợp trồng cỏ chăn nuôi bò.
Nhà ông nằm trên trục Quốc lộ 1A gần chợ thích hợp việc buôn bán nên ông bàn với vợ mở cửa hàng bán các loại thức ăn chăn nuôi và thu mua nông sản cho bà con trong vùng. Hằng ngày, ông Quới thuê hơn 10 nhân công đi các thôn trong xã thu mua bắp, mì, điều, lúa…Sau khi thu mua, ông đem phơi và đóng gói để sẵn nhập cho các đại lý lớn. Mỗi năm trừ chi phí tiền thuê nhân công và máy móc, ông thu lãi gần 50 triệu đồng.
Nhờ chịu khó học hỏi, dám nghĩ, dám làm nên đến nay kinh tế của gia đình ông Quới ngày càng ổn định với mức thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng, giải quyết lao động thường xuyên cho 10 lao động địa phương. Năm 2012, ông vinh dự được nhận danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi của huyện và được tham dự Hội nghị biểu dương gương nông dân điển hình tại Hà Nội năm 2013.
Có thể bạn quan tâm
Cá tầm đã được nuôi ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng với tỉnh Quảng Ngãi thì đây là mô hình đầu tiên được nuôi tại huyện miền núi Sơn Tây. Mô hình do Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây thực hiện và được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng về một giống vật nuôi mới mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân.
Chỉ vào đàn heo sữa 14 con vừa được 32 ngày tuổi, bà Nguyễn Thị Xanh ở xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) cho biết: “Mấy hôm nay thương lái cứ ra vào ngắm heo, rồi hỏi mua với giá 750.000 đồng/con nhưng tôi chưa chịu bán. Tôi tính để thêm một tuần nữa, thế nào nó cũng được trên 800 ngàn đồng/con”.
Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một số sản phẩm như nước mắm, chè vằng, tiêu Cùa, rượu Kim Long… đã có thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 6.800 lao động làm việc trong các làng nghề và ngành nghề tập trung mỗi năm tạo ra giá trị sản phẩm hàng trăm tỷ đồng.
Trước nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao, người trồng rau đã dần nâng cao ý thức canh tác và trình độ thâm canh để sản xuất rau sạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Việc trồng rau sạch đã được nông dân trồng quanh năm tạo ra nguồn thu khá ổn định, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm thường xuyên, đặc biệt rút ngắn đáng kể thời gian nông nhàn.
Bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng đã nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.