Cá rô phi xuất khẩu bị phát hiện có chất cấm
Cụ thể, trong tháng 8.2015, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng.
Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên các thị trường nhập khẩu vào Úc đều phát hiện có chất cấm như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ...
Mặt hàng có chứa chất cấm của Việt Nam là cá rô phi (Red Tilapia), có các chất cấm Ciprofloxacin và Enrofloxacin.
Đây là 2 loại kháng sinh được cảnh báo ở nhiều thị trường nhập khẩu, tuy nhiên ở Việt Nam, 2 loại này vẫn được dùng trong nuôi trồng thủy sản là vì chất này có những công dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh gan, thận mủ…
Về quy định, những lô hàng chứa chất cấm này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc.
Các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.
Có thể bạn quan tâm
Năm nay, giá hồ tiêu tăng vào mức kỷ lục, thế nhưng bà con nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vuột mất “cơ hội vàng” vì điệp khúc “được giá, mất mùa” lại đến.
Sau khi thả nuôi tôm biển vụ chính gần 3 tháng, ở Bến Tre, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp. Tôm nuôi bị chết không thể hiện rõ triệu chứng. Ngành hữu quan đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra trên diện rộng…
Nếu bán rừng của mình, vợ chồng anh không chỉ mua được nhà ở nơi đông đúc nhất nhì thành phố Hòa Bình, mà vẫn thừa tiền mở cửa hàng hoặc gửi ngân hàng lấy lãi, sống phong lưu suốt đời. Nhưng anh nhất định không. Vì “không có gì có thể bắt chúng tôi xa rừng được. Cánh rừng này đã trở thành một phần máu thịt của vợ chồng tôi”.
Oái oăm đến khó hiểu của ngành nông nghiệp VN là đến giờ này, cả ngành trái cây rộng lớn liên quan đến hàng chục triệu nông dân vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể phát triển.
Chỉ tìm nuôi những con đặc sản có “đầu ra” lớn, mỗi năm, anh Bùi Văn Hợp (ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã bỏ túi hàng trăm triệu đồng.