Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Ngã Năm Khai Thác Thủy Sản Mùa Lũ

Nông Dân Ngã Năm Khai Thác Thủy Sản Mùa Lũ
Ngày đăng: 06/11/2013

Khi nước lũ tràn đồng thì gia đình anh Lê Văn Nghiệp ở ấp Tân Thành B – xã Long Tân (Sóc Trăng) đã mua 60 cái dớn về đánh bắt cá. Vì gia đình ít đất sản xuất nên anh Nghiệp tranh thủ con nước về đánh bắt thủy sản để có thêm thu nhập, chờ khi nước rút mới gieo sạ vụ lúa đông xuân.

Giá 1 cái dớn từ 120.000 – 130.000 đồng, có thể sử dụng hơn 2 năm nên chi phí bỏ ra không nhiều. Theo đó mỗi ngày đổ dớn, bán cá anh cũng có thu nhập trên 200.000 đồng. Anh cho biết: “Tận dụng mùa nước nổi này, đặt dớn để kiếm tiền cho con đi học; Vốn thì ra khoản 5 -6 triệu nhưng mỗi vụ thu về khoảng mười mấy triệu đồng”.

Chợ cá đồng Ngã Năm đã bắt đầu sôi động với đủ loại cá như cá lóc, các rô, các trê, lươn, ếch,… Bà con cho biết nuôi thủy sản trong những tháng mùa lũ cho lợi nhuận khá cao vì có sẵn nguồn các tạp giá rẻ. Mỗi ngày đi giăng lưới, đặt dớn cũng có thêm nguồn thức ăn cho gia đình đỡ tốn tiền chợ; Nhiều hộ đánh bắt với số lượng lớn thì để làm mắm hoặc khô bán trong dịp Tết nguyên đán sắp tới. Anh Nguyễn Văn Thới - Ấp 3, thị trấn Ngã Năm nói như sau: “Mùa nước nổi này thì kiếm ăn cũng được, cứ 1 buổi khoảng 2 -3 kg cá. Về nhà lựa cá bự để ăn hàng ngày còn mấy con cá chết thì cắt làm cá mồi cho cá vèo ăn, nhờ vậy mà đỡ tốn tiền mua đồ ăn hàng ngày và cuối mùa lũ thì xuất cá vèo ra bán".

Nước lũ về nhiều bà con đi giăng lưới, đẩy côn, đặt dớn …kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, việc khai thác này cần được sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương, để tránh tình trạng đánh bắt sai quy định làm thiệt hại nguồn lợi thủy sản. Ông Nguyễn Quốc Trãi - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Biên cho biết: “Trong quá trình khai thác thủy sản, chúng ta cần phải đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài. Quan tâm nhất là việc một số bà con dùng lưới kéo cá thì chúng ta cũng nên dùng lưới có mắt lười kích cở theo quy định để chúng ta khai thác thủy sản vẫn còn giữ 1 phần nguồn giống cho sau này”.

Khai thác nguồn lợi thủy sản trong mùa nước nổi lúc nông nhàn, khi chờ vụ sản xuất mới đang được nông dân huyện Ngã Năm đẩy mạnh. Qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Thành triệu phú Khmer từ 1,5 công đất Thành triệu phú Khmer từ 1,5 công đất

Đến ấp 7, xã Vị Tân, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) hỏi ông Danh Bình ai cũng biết, bởi ông nổi tiếng khắp vùng là một nông dân người dân tộc chịu thương chịu khó. Nhờ tính cần cù và năng động trong sản xuất, mỗi năm ông Bình thu lãi trên 300 triệu đồng.

04/04/2016
Nhiều mô hình giúp nông dân xóa nghèo Nhiều mô hình giúp nông dân xóa nghèo

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

15/04/2016
Nhiều mô hình giúp nông dân xóa nghèo Nhiều mô hình giúp nông dân xóa nghèo

Thời gian qua, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ nông dân (ND) thuộc Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã phát huy được hiệu quả hoạt động, góp phần giúp ND phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững.

19/04/2016
Mô hình nuôi rắn hổ trâu đầu tiên ở Nghệ An Mô hình nuôi rắn hổ trâu đầu tiên ở Nghệ An

Qua sách, báo và các phương tiện truyền thông, anh Bùi Trọng Vinh ở xóm Quang Nhân, xã Quang Thành, huyện Yên Thành đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi rắn hổ trâu, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế.

24/05/2016
Làm giàu từ mô hình chăn nuôi khép kín Làm giàu từ mô hình chăn nuôi khép kín

Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại, phát triển kinh tế gia đình, các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn khép kín đang được các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An áp dụng.

24/05/2016