Nông Dân Ngã Năm Khai Thác Thủy Sản Mùa Lũ

Khi nước lũ tràn đồng thì gia đình anh Lê Văn Nghiệp ở ấp Tân Thành B – xã Long Tân (Sóc Trăng) đã mua 60 cái dớn về đánh bắt cá. Vì gia đình ít đất sản xuất nên anh Nghiệp tranh thủ con nước về đánh bắt thủy sản để có thêm thu nhập, chờ khi nước rút mới gieo sạ vụ lúa đông xuân.
Giá 1 cái dớn từ 120.000 – 130.000 đồng, có thể sử dụng hơn 2 năm nên chi phí bỏ ra không nhiều. Theo đó mỗi ngày đổ dớn, bán cá anh cũng có thu nhập trên 200.000 đồng. Anh cho biết: “Tận dụng mùa nước nổi này, đặt dớn để kiếm tiền cho con đi học; Vốn thì ra khoản 5 -6 triệu nhưng mỗi vụ thu về khoảng mười mấy triệu đồng”.
Chợ cá đồng Ngã Năm đã bắt đầu sôi động với đủ loại cá như cá lóc, các rô, các trê, lươn, ếch,… Bà con cho biết nuôi thủy sản trong những tháng mùa lũ cho lợi nhuận khá cao vì có sẵn nguồn các tạp giá rẻ. Mỗi ngày đi giăng lưới, đặt dớn cũng có thêm nguồn thức ăn cho gia đình đỡ tốn tiền chợ; Nhiều hộ đánh bắt với số lượng lớn thì để làm mắm hoặc khô bán trong dịp Tết nguyên đán sắp tới. Anh Nguyễn Văn Thới - Ấp 3, thị trấn Ngã Năm nói như sau: “Mùa nước nổi này thì kiếm ăn cũng được, cứ 1 buổi khoảng 2 -3 kg cá. Về nhà lựa cá bự để ăn hàng ngày còn mấy con cá chết thì cắt làm cá mồi cho cá vèo ăn, nhờ vậy mà đỡ tốn tiền mua đồ ăn hàng ngày và cuối mùa lũ thì xuất cá vèo ra bán".
Nước lũ về nhiều bà con đi giăng lưới, đẩy côn, đặt dớn …kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, việc khai thác này cần được sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương, để tránh tình trạng đánh bắt sai quy định làm thiệt hại nguồn lợi thủy sản. Ông Nguyễn Quốc Trãi - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Biên cho biết: “Trong quá trình khai thác thủy sản, chúng ta cần phải đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài. Quan tâm nhất là việc một số bà con dùng lưới kéo cá thì chúng ta cũng nên dùng lưới có mắt lười kích cở theo quy định để chúng ta khai thác thủy sản vẫn còn giữ 1 phần nguồn giống cho sau này”.
Khai thác nguồn lợi thủy sản trong mùa nước nổi lúc nông nhàn, khi chờ vụ sản xuất mới đang được nông dân huyện Ngã Năm đẩy mạnh. Qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Related news

Nhờ chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh nên từ đầu năm đến nay chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp được duy trì ổn định, các loại dịch bệnh mặc dù có xuất hiện nhưng đã được ngăn chặn và khống chế kịp thời, không để bùng phát trên diện rộng.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn – Trường đại học An Giang phối hợp UBND xã Vĩnh Phước (Tri Tôn - An Giang) tổ chức hội thảo “kết nối nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi và khảo sát tiềm năng phát triển du lịch”. Qua đó, các doanh nghiệp thống nhất kế hoạch hợp tác với nông dân tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi, các sản phẩm rau màu sản xuất trên nền diện tích lúa mùa nổi với giá ổn định; hình thành điểm du lịch lúa mùa nổi gắn với khung cảnh đồng quê xưa. Đồng thời, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gạo lúa mùa nổi…

"Trồng rau ăn lá an toàn theo hướng VietGap" đang là mô hình sản xuất mà người dân các quận ngoại thành TP. Hồ Chí Minh nói chung, và nông dân các phường Hiệp Thành, P Thới An và phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 nói riêng đang triển khai với qui mô rộng, đã và đang cho thu hoạch với kết quả khả quan. Với xu thế hội nhập hiện nay, để được ổn định về giá cả sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, thì sản phẩm: rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, sản xuất rau theo hướng VietGap là điều kiện bắt buộc hiện nay nếu như sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường.

WWF cùng với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Mục tiêu của dự án này là đến năm 2020 ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam trở thành ngành bền vững với môi trường. Đây là nhưng tiêu chí cơ bản nằm trong bộ tiêu chuẩn ASC.

Hàng năm, sau khi thu hoạch xong vụ hè-thu, trong thời gian nông nhàn mùa mưa lũ, bà con nông dân xã Tân Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình) đã tận dụng nguồn nước dồi dào từ hồ Bàu Sen để thả cá vụ ba mang lại thu nhập cao, cải tạo ruộng lúa cho mùa vụ mới.