Mãi Đồng Hành Cùng Nhà Nông
Được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước tháng 6/2006 thành Công ty Cổ phần. Công ty Cổ phần Vật tư nông, lâm nghiệp tỉnh Hà Giang đã có gần 10 năm trên thương trường gắn bó, chia sẻ, đồng cam cộng khổ cùng nhà nông đồng bào các dân tộc trên các vùng miền của tỉnh nhà, đáp ứng kịp thời các loại vật tư nông, lâm nghiệp; giống cây trồng; phân bón hóa học; thuốc bảo vệ thực vật; vận tải hàng hóa; thương mại tổng hợp;... góp phần đắc lực nhất đảm bảo an ninh lương thực trong tỉnh như hiện nay.
Chỉ có hơn 50 lao động, lại hoạt động trên một địa bàn giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí đại đa số đồng bào còn thấp, bởi vậy, để nắm bắt địa bàn, công ty đã kiện toàn củng cố, duy trì 11 chi nhánh trực thuộc tại 11 huyện, thành phố, tổ chức gần 30 điểm bán hàng trên các vùng trọng điểm địa bàn tỉnh.
Nhằm khẳng định vai trò, vị trí của mình, cũng như tạo được uy tín với nhà nông, công ty đã chủ động đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ lên hàng đầu. Để làm được điều đó, công tác khảo sát, nắm bắt điều kiện, nhu cầu của thị tường, gắn với chủ trương chỉ đạo của tỉnh trong chương trình phát triển nông-lâm nghiệp cho việc đảm bảo an ninh lương thực, nhằm nâng cao sản lượng, cũng như tạo ra được sản phẩm hàng hóa có chất lượng từ cây trồng, vật nuôi.
Với những bước đi như vậy, công ty đã chủ động tạo được sự đón nhận hợp tác của các phòng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và các nhà nông, để cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp, đồng thời đảm bảo an toàn, chất lượng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... cho nhà nông an tâm sản xuất.
Với những nỗ lực của mình và được sự đồng thuận của bà con các dân tộc, trong 5 năm trở lại đây, công ty đã có tổng doanh thu 373.432,1 triệu đồng; đóng góp với ngân sách của tỉnh 2.875,26 triệu đồng;
Cung ứng hơn 20.534 tấn phân bón các loại (bình quân 4.107 tấn/năm), 3.357 tấn giống lúa, ngô các loại (bình quân 334 tấn giống lúa, 246 tấn giống ngô trên một năm).
Đây là kết quả rất khiêm tốn, nhưng đó là thành quả đáng trân trọng của mỗi cán bộ công ty với bà con đồng bào các dân tộc.
Vẫn biết trong kinh doanh vật tư nông, lâm nghiệp lợi nhuận không bằng các loại dịch vụ khác, nhưng mỗi cán bộ trong công ty đã và vẫn đang nỗ lực hết mình, để đem lại những mùa vụ no ấm trong ánh mắt nụ cười trên gương mặt người nông dân trước mỗi thềm Xuân mới.
Niềm vui ấy càng được khẳng định khi từ năm 2013, tỉnh ta đã tự cân đối đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, không còn phải xin Chính phủ chuyển gạo cứu đói như trước đây cho Hà Giang hàng năm khi vào mùa giáp hạt. Thành quả ấy ghi nhận sự đóng góp không nhỏ của cán bộ Công ty Cổ phần Vật tư nông - lâm nghiệp Hà Giang.
Có thể bạn quan tâm
“Nhờ bỏ nghề may chuyển sang nuôi gà mà đến năm 2000, tôi đã tậu được xe hơi gần 1 tỷ đồng, xây một căn nhà trị giá 400 triệu đồng. Năm 2014 vừa qua, gia đình tôi lại xây thêm căn biệt thự này trị giá hơn 3 tỷ đồng...”.
Cá lóc giờ đây đã trở thành đối tượng nuôi quen thuộc của người dân Nam bộ. Có rất nhiều hình thức nuôi cá lóc nhưng phổ biến nhất là nuôi thâm canh trong ao đất với năng suất lên đến hàng trăm tấn/ha.
Hàng năm cứ vào khoảng giữa tháng 8 đến cuối tháng 10 dương lịch là thời điểm ngư dân trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau bắt tay vào mùa khai thác cá cơm.
Đây là một hoạt động thường xuyên của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên.
Hiện nay, toàn tỉnh Nam Định có gần 16 nghìn ha nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó diện tích ao đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ tập trung chủ yếu ở 3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng; nuôi thủy sản nước ngọt nằm xen kẽ rải rác ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Mặc dù lĩnh vực này phát triển khá mạnh nhưng việc thực hiện công tác thú y thủy sản còn nhiều hạn chế.