Nông dân Mỹ Xuyên vào vụ thu hoạch tôm
Nông dân Mỹ Xuyên vào vụ thu hoạch tôm.
Ông Nguyễn Hoàng Huynh ở xã Hòa Tú 1, có 4 ao tôm thẻ được hơn 4 tháng nuôi, đạt khoảng 30 con/kg.
Ông cho biết khoảng 10 ngày nữa sẽ thu hoạch tôm, xung quanh có hộ đã thu hoạch xong chờ ngày làm đất trồng lúa, có hộ thu hoạch sớm hơn đã chuẩn bị xuống giống.
Theo ông Huynh, vụ tôm năm nay bà con xã nhà phấn khởi vì trúng mùa, tuy có một phần bị thiệt hại bởi tôm bệnh chết, nhưng bà con đã thả khắc phục và vẫn có thu hoạch. Giá tôm hiện tại thấp hơn cùng kỳ năm trước, nhưng nếu nuôi đạt năng suất bà con vẫn có lời.
Tuy nhiên mấy ngày nay, do ảnh hưởng bão số 3, mưa nhiều làm thay đổi môi trường ao tôm. Tuy hầu hết tôm nuôi đã lớn, nguy cơ thiệt hại không nhiều nhưng bà con vẫn tất bật xử lý ao để đảm bảo năng suất tôm nuôi giai đoạn cuối vụ.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên khuyến cáo, từ 17/9 này nông dân bắt đầu xuống giống lúa trên nền ao tôm.
Mưa liên tục mấy ngày liền không chỉ ảnh hưởng đến tôm nuôi, mà ở giai đoạn đầu vụ lúa năm nay, bà con vùng tôm lúa sẽ gặp khó khăn hơn trong khâu làm đất và quản lý nước, anh Nguyễn Quốc Chiến ở xã Hòa Tú 1, cho biết:
“Như mọi năm lợi nhuận từ mô hình tôm-lúa khoảng 2 triệu/công, nhưng năng suất năm nay không trúng như mọi năm vì thời tiết nắng nóng hơn, nước trên các vuông tôm bị cạn, tôm dễ bị sốc. Hiện các diện tích tôm đã thu hoạch bà con đang sạ lại vụ lúa.”
Mô hình tôm - lúa ở huyện Mỹ Xuyên.
Mô hình tôm lúa được đánh giá là giúp cải tạo môi trường, hạn chế dịch bệnh trên tôm, nhưng với thời tiết thay đổi thất thường, người nuôi cần biết cách chăm sóc tôm trong mùa mưa và tính toán thời vụ hợp lý.
Huyện Mỹ Xuyên đã thả giống hơn 20.300 ha tôm nước lợ, hiện các xã vùng tôm lúa mới thu hoạch được hơn 5.000 ha, diện tích còn lại bà con sẽ tranh thủ thu hoạch dứt điểm để kịp làm lúa, tránh thiệt hại do lũ.
Có thể bạn quan tâm
Cá ngừ đại dương là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Những năm qua, nghề câu cá ngừ phát triển đã tạo cho hàng chục ngàn người dân biển 3 tỉnh miền Trung có nguồn thu nhập khá, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống hàng ngày.
Những năm gần đây, hình ảnh những đàn bồ câu tung bay trắng trời không đơn thuần chỉ là biểu trưng cho nét đẹp yên bình, mà còn minh họa cho mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình ông Kim Ngọc Xê ở ấp Sóc Chà A, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) có 05 nhân khẩu (vợ chồng ông và 03 người con). Trước kia, với 20 công ruộng canh tác 03 vụ/năm, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn, bởi ở đây là vùng nước lợ, đất gò chiếm đa số, năng suất lúa chỉ đạt khoảng 4,8 tấn/ha, mỗi năm lợi nhuận từ trồng lúa chưa đến 20 triệu đồng.
Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.
Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.