Nông dân Mỹ Xuyên vào vụ thu hoạch tôm

Nông dân Mỹ Xuyên vào vụ thu hoạch tôm.
Ông Nguyễn Hoàng Huynh ở xã Hòa Tú 1, có 4 ao tôm thẻ được hơn 4 tháng nuôi, đạt khoảng 30 con/kg.
Ông cho biết khoảng 10 ngày nữa sẽ thu hoạch tôm, xung quanh có hộ đã thu hoạch xong chờ ngày làm đất trồng lúa, có hộ thu hoạch sớm hơn đã chuẩn bị xuống giống.
Theo ông Huynh, vụ tôm năm nay bà con xã nhà phấn khởi vì trúng mùa, tuy có một phần bị thiệt hại bởi tôm bệnh chết, nhưng bà con đã thả khắc phục và vẫn có thu hoạch. Giá tôm hiện tại thấp hơn cùng kỳ năm trước, nhưng nếu nuôi đạt năng suất bà con vẫn có lời.
Tuy nhiên mấy ngày nay, do ảnh hưởng bão số 3, mưa nhiều làm thay đổi môi trường ao tôm. Tuy hầu hết tôm nuôi đã lớn, nguy cơ thiệt hại không nhiều nhưng bà con vẫn tất bật xử lý ao để đảm bảo năng suất tôm nuôi giai đoạn cuối vụ.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Xuyên khuyến cáo, từ 17/9 này nông dân bắt đầu xuống giống lúa trên nền ao tôm.
Mưa liên tục mấy ngày liền không chỉ ảnh hưởng đến tôm nuôi, mà ở giai đoạn đầu vụ lúa năm nay, bà con vùng tôm lúa sẽ gặp khó khăn hơn trong khâu làm đất và quản lý nước, anh Nguyễn Quốc Chiến ở xã Hòa Tú 1, cho biết:
“Như mọi năm lợi nhuận từ mô hình tôm-lúa khoảng 2 triệu/công, nhưng năng suất năm nay không trúng như mọi năm vì thời tiết nắng nóng hơn, nước trên các vuông tôm bị cạn, tôm dễ bị sốc. Hiện các diện tích tôm đã thu hoạch bà con đang sạ lại vụ lúa.”
Mô hình tôm - lúa ở huyện Mỹ Xuyên.
Mô hình tôm lúa được đánh giá là giúp cải tạo môi trường, hạn chế dịch bệnh trên tôm, nhưng với thời tiết thay đổi thất thường, người nuôi cần biết cách chăm sóc tôm trong mùa mưa và tính toán thời vụ hợp lý.
Huyện Mỹ Xuyên đã thả giống hơn 20.300 ha tôm nước lợ, hiện các xã vùng tôm lúa mới thu hoạch được hơn 5.000 ha, diện tích còn lại bà con sẽ tranh thủ thu hoạch dứt điểm để kịp làm lúa, tránh thiệt hại do lũ.
Related news

Thời gian qua, các ngành chức năng của tỉnh Hậu Giang và thành phố Vị Thanh đầu tư khoa học kỹ thuật và giống khóm giúp bà con nông dân phục tráng giống khóm Cầu Đúc, kết quả đến nay, Hợp tác xã khóm Thạnh Thắng xã Hỏa Tiến có 7 hộ với 6ha được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Khi ngành chăn nuôi được xác định là quan trọng, cần phát triển bền vững thì tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại trồi sụt thất thường. Đến nay, chăn nuôi vẫn loay hoay với bài toán, làm thế nào để phát triển an toàn, bền vững, ổn định thị trường thực phẩm trong nước.

Chăn nuôi gà an toàn sinh học là mô hình mới phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình. Bằng nguồn vốn 30a, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng triển khai mô hình nuôi gà tại bản Sáng, xã Ảng Cang, huyện Mường Ảng.

Trong hai ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 tại hội trường của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế liên tiếp gặp khó khăn, nông nghiệp đang giữ vai trò quan trọng, góp phần "cứu" tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực này thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của toàn ngành.

Năm 2011, cây mắc ca được triển khai thí điểm trồng trên địa bàn xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo. Cho đến thời điểm hiện nay, loại cây này phát triển tốt trên những vùng đất trống đồi trọc, đất bạc màu, tỷ lệ cây sống đạt 99,9%. Mắc ca được ví là cây “hoàng hậu” của quả khô, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân.