Nông Dân Lãng Phí 2 Tỷ USD/năm Tiền Phân Bón
Qua khảo sát thực tế ở một địa phương, nông dân cho biết thường xuyên lạm dụng với hình thức tăng liều lượng và tăng nồng độ thuốc.
Tại hội thảo quốc gia “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam” vừa được tổ chức mới đây, Hiệp hội Phân bón Việt Nam nêu ra một số liệu thống kê khiến nhiều người giật mình: Trung bình mỗi năm, nông dân Việt Nam lãng phí 2 tỷ USD vì sử dụng phân bón không đúng cách. Trong con số 2 tỷ USD này, có một phần của nông dân tỉnh Lâm Đồng.
Báo cáo của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng nêu rõ, trung bình mỗi năm, Việt Nam cần 10.300.000 tấn phân bón để sản xuất trên diện tích 26 triệu ha đất nông nghiệp.
Với riêng Lâm Đồng, theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh, cả tỉnh hiện có 331.263 ha đất canh tác nông nghiệp; trong đó, diện tích cây lâu năm chiếm 214.972 ha.
Để canh tác diện tích này, trung bình mỗi năm, Lâm Đồng cần khoảng 1.100.000 tấn phân bón các loại. Cùng với phân bón, mỗi năm cả tỉnh còn cần đến 3.200 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Nêu những con số này để thấy rằng sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng chiếm vị trí khá quan trọng trong biểu đồ sản xuất nông nghiệp của quốc gia.
Rồi, vấn đề đáng quan tâm nữa là, Lâm Đồng đang được đánh giá một trong những địa phương có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh của cả nước nên vấn đề sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của nông dân càng đặc biệt quan trọng.
Hiện chưa có con số thống kê chính thức của cơ quan chức năng về việc Lâm Đồng “đóng góp” bao nhiêu phần trăm vào con số lãng phí 2 tỷ USD mỗi năm do việc sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật ở phạm vi cả nước nhưng tin chắc rằng con số về “lãng phí phân bón” của riêng Lâm Đồng là không nhỏ.
Nói cách khác, cả nước khi sử dụng 10,3 triệu tấn phân bón để canh tác 26 triệu ha đất nông nghiệp thì con số tương ứng Lâm Đồng là 1,1 triệu tấn và 331.263 ha. Và, trong thực tế canh tác 26 triệu ha đất, nông dân cả nước đã lãng phí 2 tỷ USD.
Vậy, với 331.263 ha (và lượng phân bón được dùng mỗi năm là 1,1 triệu tấn) thì nông dân Lâm Đồng đã lãng phí một khoản tiền bao nhiêu hiện vẫn đang là một bài toán chưa có lời giải bằng những khảo sát thực tế của cơ quan chức năng địa phương.
Chỉ biết rằng, trong một cuộc điều tra gần đây của cơ quan chức năng, riêng ở lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, kết quả đưa ra là có đến 62,5% nông dân (trong tổng số 400 hộ được điều tra) thường xuyên lạm dụng với hình thức tăng liều lượng và tăng nồng độ thuốc.
Tuy chưa đưa ra số liệu thống kê về thiệt hại do sử dụng phân bón không đúng cách của nông dân Lâm Đồng song cơ quan chức năng vẫn thường xuyên nhận xét là “một bộ phận nông dân đã lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp”.
Về vấn đề này, có lẽ nên đặt ra câu hỏi là vì sao nông dân của chúng ta vẫn chưa được đào tạo kiến thức sử dụng phân bón một cách bài bản và khoa học?
Có thể bạn quan tâm
Trước đây, xã Chánh Mỹ (TP.Thủ Dầu Một - Bình Dương) nổi tiếng là vùng trồng rau diếp cá. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, cho biết vào khoảng năm 2000 diện tích trồng rau diếp cá ở xã lên đến 50 - 60 ha. Từ năm 2007 đến nay, khi các dự án quy hoạch được thực hiện ở địa phương nên đa số nông dân không còn nhiều diện tích đất để canh tác. Hiện diện tích canh tác nông nghiệp của xã chỉ còn khoảng 16 ha, chủ yếu trồng các loại rau màu.
Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.
Trong suy nghĩ của tôi, cứ tưởng rằng chim yến là loài hoang dã chỉ quen sống ở những vùng biển khơi, hải đảo… Không ngờ loài chim “quý tộc”- được xem như sứ giả của mùa xuân ấy lại có thể chọn vùng đất biên giới Tân Biên để làm chỗ “định cư”.
Hội ND xã Lê Chánh (thị xã Tân Châu) phối hợp cùng Phòng Kinh tế thị xã vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi bò cho hội viên ND.
Sáng 1/11, UBND huyện Tuy An tổ chức tổng kết mô hình thí điểm nuôi cá lóc thương phẩm trong bể xi măng. Mô hình do Phòng NN-PTNT huyện Tuy An thực hiện và chọn hộ gia đình ông Trần Văn Tý ở thôn Giai Sơn, xã An Mỹ tham gia.