Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn tại 4 xã: Mỹ Thành Nam, Thạnh Lộc, Mỹ Phước Tây và Mỹ Hạnh Trung, với tổng diện tích 142 ha. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp còn phối hợp với Hội Phụ nữ huyện triển khai thêm 5 mô hình công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên cây lúa với tổng diện tích 80 ha.
Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.
Qua khảo sát cho thấy, năng suất lúa bình quân đạt từ 78 - 80 tạ/ha. Đáng chú ý, tại xã Mỹ Thành Nam, nông dân thực hiện 30 ha, được Công ty Tân Thành (Cần Thơ) đầu tư giống và bao tiêu sản phẩm, sử dụng giống OM 7347 chất lượng cao, thu kết quả tốt; năng suất lúa đông xuân đạt 100 tạ/ha, được Công ty Tân Thành đầu tư tái chứng nhận Global GAP.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, giá lúa của các doanh nghiệp tiêu thụ cho nông dân tham gia cánh đồng mẫu lớn khá cao, lợi nhuận phần đông đều tăng hơn so với sản xuất trong điều kiện bình thường. Cụ thể, Công ty Tân Thành bao tiêu lúa tại Mỹ Thành Nam mức 5.900 đồng/kg, lợi nhuận đạt 60 - 65 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình khoảng 2 triệu đồng/ha.
Các doanh nghiệp khác bao tiêu với giá lúa từ 5.100 - 5.700 đồng/kg. Tính chung, bình quân mỗi ha lúa tham gia chương trình cánh đồng mẫu lớn thu lãi từ 40 - 50 triệu đồng/ha. Đây được xem là mức thu nhập cao nhất của bà con vụ sản xuất đông xuân trong vòng vài năm trở lại đây.
Related news

Khi phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh đốm trắng, bệnh Taura hoặc tôm chết không rõ nguyên nhân thì người nuôi nhanh chóng đóng kín cửa cống, tuyệt đối không tự ý xả thải nước, tôm chết trong ao ra ngoài môi trường tự nhiên

Thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến nay Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu 3,6 triệu tấn gạo, tăng 600.000 tấn so với thời điểm cuối tháng 3 vừa qua.

Lúa là cây trồng chủ lực tại vùng ĐBSCL, nhưng do diện tích bình quân mỗi hộ quá nhỏ, thu nhập của nông dân còn thấp nên phải tìm cách nâng giá trị hạt gạo để cải thiện đời sống người dân. Đó là ý kiến của GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo, tại buổi gặp gỡ báo chí mới đây sau khi tham quan cánh đồng lúa theo tiêu chuẩn Global GAP tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

Măng tây xanh là cây trồng cần có ánh nắng toàn phần, sinh trưởng và phát triển rất mạnh với các loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cùng với chế độ chăm sóc thật chu đáo như trồng rẫy rau màu khó tính

Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C)