Khoanh Vùng Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Sú Tại Hoằng Hóa (Thanh Hóa)
Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.
Kết quả cho thấy, tôm chết là do bị nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là bệnh lây lan rất nhanh, nếu không khoanh vùng tốt, có thể lây ra toàn huyện, gây thất thiệt lớn cho người nuôi trồng thủy sản.
Để kịp thời khoanh vùng, huyện và Chi cục Thú y tỉnh đã rải hóa chất khử trùng nguồn nước, tiêu hủy toàn bộ diện tích tôm bị bệnh. Xã giám sát, không cho các chủ ao nuôi có tôm chết tháo nước ra môi trường, vứt xác tôm chết bừa bãi. Huyện thông báo rộng rãi đến tất cả các xã có diện tích nuôi tôm không lấy nước vào các ao. Do đó diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh đã được khoanh vùng thành công. Không phát sinh ao nuôi nhiễm bệnh.
Được biết, tôm tại các đồng bị chết nói trên được lấy giống từ một trại giống ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Theo cán bộ phòng nông nghiệp huyện cho biết rất có thể tôm bị bệnh là do chất lượng kiểm dịch của trại giống này kém, đã mang mầm bệnh sẵn. Mặt khác, người dân thả mật độ tôm quá dày (khoảng 35 con/m2, trong khi quy định chỉ 15 con/m2) khiến tôm dễ mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, tại địa bàn các huyện vùng cao tỉnh Quảng Ngãi, thương lái đang lùng sục thu mua cây khổ sâm (hay còn gọi là cây cứt chuột) với giá cao để xuất sang thị trường Trung Quốc. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ việc làm này.
Hầu như bất cứ ai đi Cần Giờ (TPHCM) cũng phải tìm mua bằng được đặc sản khô cá dứa. Cá dứa Cần Giờ vì vậy hút hàng, rất khó mua đã trở thành cơ hội để cá dứa giả tràn lan.
Nguyên nhân là do vào thời điểm hiện nay Đà Lạt đã hết mùa dâu tây chính vụ, khan hiếm hàng đã đẩy giá cả tăng cao. Theo một số tiểu thương, trong thời gian tới giá dâu tây có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa. Hiện Đà Lạt có trên 100ha dâu tây, chủ yếu ở các phường 7, 8.
Năm 2013, Việt Nam đã NK bông nguyên liệu từ 19 nước trên tổng số 55 quốc gia châu Phi. Các nước cung cấp chính chủ yếu nằm ở khu vực Tây Phi và một số nước Đông Phi. Một số DN Việt Nam nhận xét, nguồn bông này có chất lượng khá tốt, giá hợp lý và phù hợp với yêu cầu sản xuất tại Việt Nam.
Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…