Nông Dân Kiên Giang Mừng Vì Được Giá Lúa Và Tôm Sú Nguyên Liệu

Theo Sở Công Thương Kiên Giang, liên tục trong hơn hai tháng qua, giá lúa và tôm sú nguyên liệu trên địa bàn luôn ở mức khá cao có lợi cho nông dân mà còn kích thích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phát triển.
Với giá lúa thường khô, thương lái thu mua 5.700-5.850 đồng/kg; lúa gạo hạt dài, chất lượng tốt là 6.100-6.300 đồng/kg.
Theo các thương lái, giá lúa năm nay luôn ở mức khá cao do lượng gạo mua bán, trao đổi qua biên giới Trung Quốc tăng mạnh.
Nhiều doanh nghiệp cạnh tranh mua lúa nguyên liệu để chế biến thực hiện hợp đồng cung ứng gạo đã ký kết với đối tác, góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa trong tỉnh với giá cả đảm bảo lợi nhuận cho người sản xuất.
Nông dân Lê Đức Thuận ở ấp số 9, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang cho biết: nếu như vụ Hè Thu năm 2013, giá lúa không vượt qua mức 4.500 đồng/kg lại tiêu thụ chậm do không có thương lái mua, lúa thu hoạch xong trữ lại chờ giá tăng lên mới bán thì năm nay tăng 1.000 đồng/kg trở lên tùy thời điểm nhu cầu lúa gạo của thị trường. Lúa thu hoạch đến đâu, thương lái tìm đến thu mua lúa hết đến đó, góp phần giảm chi phí phơi sấy, vận chuyển cho nông dân.
Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Kiên Giang đã thu hoạch 225.000ha, chiếm 73% diện tích gieo trồng, năng suất bình quân 5,5 tấn/ha; trong đó, thu hoạch lúa Thu Đông 2.122ha, chiếm 2,8% diện tích xuống giống, năng suất bình quân 5,3 tấn/ha, tập trung ở 2 huyện Tân Hiệp và Giồng Riềng.
Trên lĩnh vực nuôi tôm, giá tôm nguyên liệu duy trì ở mức khá cao. Hiện giá tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg dao động 225.000-230.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg so với thời điểm trước đây hai tháng.
Nguyên nhân do hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu và phải nhập khẩu nguyên liệu sản xuất.
Theo các doanh nghiệp, giá tôm sú nguyên liệu có khả năng tăng cao hơn nữa trong những tháng cuối năm do nhu cầu hàng hóa thủy sản trên thị trường trong nước và thế giới tăng mạnh, nhất là vào dịp lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch 2015 và Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.
Trong khi đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long kết thúc vụ nuôi tôm-lúa; tôm nuôi quảng canh cải tiến vào giai đoạn cuối vụ, nông dân chuẩn bị cải tạo ao đầm để thả giống vụ mới dẫn đến sản lượng tôm thu hoạch không còn nhiều, doanh nghiệp khan hiếm nguồn tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.
Hiện nông dân tỉnh Kiên Giang đã thả nuôi tôm gần 90.000ha, tăng 2,5% so cùng kỳ, vượt gần 1.000 ha so với kế hoạch. Sản lượng thu hoạch là hơn 33.500 tấn, đạt 64,5% kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Cam sành là loài cây ăn quả đặc sản của Hà Giang, cây cam sành được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Tính đến thời điểm cuối năm 2013 tổng diện tích cam sành cho thu hoạch đạt trên 11.000 ha và sản lượng ước đạt 11.500 tấn, trong đó huyện Bắc Quang có diện tích cam sành lớn nhất tỉnh.

Mạng tin "Chính sách thế giới" ngày 4/6 cho biết tình trạng ô nhiễm khủng khiếp của Trung Quốc đã được thừa nhận trong một báo cáo nghiêm túc, mà trước đây từng được xếp vào hạng "bí mật quốc gia".

So với cùng kỳ năm, do chi phí đầu tư đi biển tăng cao, nên các phương tiện khai thác gần bờ lợi nhuận giảm. Cộng thêm việc khai thác kém hiệu quả nên phần lớn hòa vốn. Các phương tiện hành nghề lưới tôm, lưới cá khoai đi trong ngày cho lãi từ 0,5 - 1 triệu đồng/ngày; nghề lưới rê cá cháy, cá chét, cá dù lãi từ 2 - 5 triệu đồng/chuyến (2 - 3 ngày)...

Theo khảo sát của chúng tôi, giá cá tra thương phẩm trên thị trường An Giang ngày 2-6-2014 chỉ còn 20.500 đồng/kg (loại từ 700 gram – 1kg/con). Cá rớt giá nhưng ít người mua. Trước đây 1 tháng, loại cá này được các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh mua từ 25.000 – 25.500 đồng/kg.

Ngoài ra, sản lượng tôm thịt, tôm hùm giảm trên 5%, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhiều diện tích nuôi chưa đến kỳ thu hoạch. Đến hết tháng 5/2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa đã kiểm dịch được hơn 240 triệu con tôm sú giống và hơn 378 triệu con tôm thẻ chân trắng để xuất bán ra ngoài tỉnh.