Nông Dân Kiên Giang - Cà Mau Nguy Cơ Về Một Mùa Mía Đắng
Thông tin Nhà máy Đường Thới Bình thuộc Công ty cổ phần Mía đường Tây Nam (gọi tắt là NMĐ Thới Bình), tại ấp 1, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Cà Mau) ngừng thu mua mía trong vụ mùa tới khiến hàng ngàn hộ dân trồng mía ở Cà Mau, Kiên Giang như đang ngồi trên lửa.
Giá mía giảm liên tiếp
Ngày 10.9, chạy dọc theo tuyến QL63 nối hai tỉnh Cà Mau – Kiêng Giang, chúng tôi ghi nhận tâm trạng ngổn ngang của hàng ngàn hộ dân trồng mía nơi đây. “Giá mía giảm liên tiếp trong những năm qua khiến người trồng mía thua lỗ, nay có thông tin NMĐ Thới Bình ngừng thu mua mía, khiến chúng tôi không biết bán mía ở đâu” – lão nông Đỗ Văn Thắng, ngụ xã Trí Lực, huyện Thới Bình chua chát nói.
Bên ruộng mía sắp vào vụ, ông Thắng không giấu được nỗi lo: “Gia đình tôi sống chủ yếu nhờ vào cây mía, tất cả vốn luyến đã đầu tư vào vụ mía này, tôi đang lo khi thu hoạch mía mà NMĐ Thới Bình không thu mua thì gia đình gặp khó. Nếu Nhà nước không giải quyết được vấn đề tiêu thụ mía cho người dân thì không lâu nửa dân vùng này sẽ phá vỡ quy hoạch, chuyển sang nuôi tôm”.
Ở vùng mía trọng điểm này, nỗi lo của ông Thắng là tâm trạng chung của hàng ngàn hộ dân khác. Ông Nguyễn Minh Tâm, ngụ ấp Phủ Thờ buồn bã: “Một ha mía người dân phải đầu tư hàng chục triệu đồng từ khi trồng đến thu hoạch, nếu giá cả và đầu ra ổn định thì bà con sẽ thua lỗ nặng”.
Người dân cho biết, khi thu hoạch mà NMĐ Thới Bình không thu mua thì bắt buộc họ phải chở mía nguyên liệu lên Hậu Giang bán cho NMĐ Phụng Hiệp. “1kg mía chúng tôi phải chịu lỗ 100 đồng, 1 tấn lỗ 100.000 đồng. Đó là chưa nói tới chuyện chúng tôi bị ép giá vì nhà máy này thừa nguyên liệu” – ông Tâm nói.
Ông Vưu Văn Út - Giám đốc NMĐ Thới Bình cho biết: “Hàng năm đơn vị này thu mua khoảng 120.000 tấn mía nguyên liệu của hơn 1.700 hộ dân trong huyện Thới Bình và khoảng 2.000 hộ dân trồng mía các huyện lân cận của tỉnh Kiên Giang”.
Cần gỡ khó cho dân
Ông Út cho biết thêm, theo yêu cầu của ngành chức năng, nhà máy phải xử lý triệt để các vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, nhà máy chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải đúng với đánh giá của tác động môi trường (gọi tắt ĐTM).
Lão nông Đỗ Văn Thắng
Muốn gắn bó với cây mía đã khó nay còn khó hơn, nếu Nhà nước không giải quyết được vấn đề tiêu thụ mía cho người dân thì không lâu nữa dân vùng này sẽ phá vỡ quy hoạch, chuyển sang nuôi tôm.
Theo lãnh đạo NMĐ Thới Bình, đơn vị này thống nhất theo yêu cầu của Bộ TNMT về việc phải xây dựng hố bê tông chứa nước thải (hiện nhà máy chỉ đắp bờ bao chưa nước thải, xử lý trước khi thải ra môi trường – PV). Tuy nhiên, nhà máy xin được tiến hành xây dựng vào cuối tháng 1.2015 vì hiện tại đã vào mùa mưa không thể xây dựng được.
“Chúng tôi đã có tờ trình gửi Bộ TNMT về việc xin điều chỉnh ĐTM theo đúng với thực tế sản xuất của nhà máy. Công suất hệ thống xử lý nước theo ĐTM được phê duyệt 1000m3/ngày đêm, chúng tôi xin điều chỉnh xuống còn 180m3/ngày đêm” – ông Út nói.
Ngoài ra, để giải quyết khó khăn trước mắt cho người trồng mía trong tỉnh, ông Dương Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản gửi Bộ TNMT nêu rõ: “Nếu áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động đối với NMĐ Thới Bình trong thời điểm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.
Mặt khác, việc bộ đề nghị địa phương chủ động thu mua mía nguyên liệu của các hộ là không khả thi và rất khó thực hiện trong tình hình hiện nay. Do đó, tỉnh kiến nghị Bộ TNMT cho NMĐ Thới Bình gia hạn thời gian hoạt động đến ngày 30.6.2015”.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, sản phẩm hồ tiêu bán được giá trên thị trường đang thu hút nông dân quay trở lại trồng mới và chăm sóc phục hồi vườn tiêu. Tuy nhiên, trong những năm qua tình hình dịch bệnh trên cây hồ tiêu diễn biến phức tạp gây thiệt hại nhiều cho người trồng tiêu. Việc xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững cây hồ tiêu phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai của địa phương đang là vấn đề quan tâm của các cấp chính quyền trong vùng có khả năng trồng tiêu và ngành chuyên môn. Là loại cây trồng khó tính, đòi hỏi cao về kỹ thuật trồng, chăm sóc và chất đất nên phát triển các mô hình trồng tiêu sạch có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện tình hình bệnh trên cây tiêu tràn lan.
Hiện thanh long của Việt Nam được xuất khẩu qua hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với giá khá tốt, đạt cao nhất trên 90.000 đồng/kí lô gam. Phó giáo sư - tiến sĩ Võ Thị Thanh Lộc, thuộc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cho biết như vậy tại hội nghị: “Phổ biến kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị thanh long và nhân rộng đối với sản phẩm trái cây khác”, được tổ chức tại Tiền Giang sáng ngày 17-10.
Chiều 23-10, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, Võ Văn Út cho biết đã chuyển giao sản xuất thành công hơn 270 ha lúa siêu chịu mặn trên “cánh đồng chó ngáp” của huyện vốn xưa nay bỏ hoang hóa.
Hưởng ứng phong trào “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo”, anh Đỗ Thanh Long ngụ ở ấp Trung Hiếu, xã Xuân Trường (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đây là một trong năm loại rau của VN gồm húng quế, cần tây, ngò gai, khổ qua và ớt (các loại) mà Cục Bảo vệ thực vật tạm ngưng cấp phép xuất khẩu sang EU kể từ ngày 7-5 vừa qua