Nông Dân Kiên Giang - Cà Mau Nguy Cơ Về Một Mùa Mía Đắng
Thông tin Nhà máy Đường Thới Bình thuộc Công ty cổ phần Mía đường Tây Nam (gọi tắt là NMĐ Thới Bình), tại ấp 1, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Cà Mau) ngừng thu mua mía trong vụ mùa tới khiến hàng ngàn hộ dân trồng mía ở Cà Mau, Kiên Giang như đang ngồi trên lửa.
Giá mía giảm liên tiếp
Ngày 10.9, chạy dọc theo tuyến QL63 nối hai tỉnh Cà Mau – Kiêng Giang, chúng tôi ghi nhận tâm trạng ngổn ngang của hàng ngàn hộ dân trồng mía nơi đây. “Giá mía giảm liên tiếp trong những năm qua khiến người trồng mía thua lỗ, nay có thông tin NMĐ Thới Bình ngừng thu mua mía, khiến chúng tôi không biết bán mía ở đâu” – lão nông Đỗ Văn Thắng, ngụ xã Trí Lực, huyện Thới Bình chua chát nói.
Bên ruộng mía sắp vào vụ, ông Thắng không giấu được nỗi lo: “Gia đình tôi sống chủ yếu nhờ vào cây mía, tất cả vốn luyến đã đầu tư vào vụ mía này, tôi đang lo khi thu hoạch mía mà NMĐ Thới Bình không thu mua thì gia đình gặp khó. Nếu Nhà nước không giải quyết được vấn đề tiêu thụ mía cho người dân thì không lâu nửa dân vùng này sẽ phá vỡ quy hoạch, chuyển sang nuôi tôm”.
Ở vùng mía trọng điểm này, nỗi lo của ông Thắng là tâm trạng chung của hàng ngàn hộ dân khác. Ông Nguyễn Minh Tâm, ngụ ấp Phủ Thờ buồn bã: “Một ha mía người dân phải đầu tư hàng chục triệu đồng từ khi trồng đến thu hoạch, nếu giá cả và đầu ra ổn định thì bà con sẽ thua lỗ nặng”.
Người dân cho biết, khi thu hoạch mà NMĐ Thới Bình không thu mua thì bắt buộc họ phải chở mía nguyên liệu lên Hậu Giang bán cho NMĐ Phụng Hiệp. “1kg mía chúng tôi phải chịu lỗ 100 đồng, 1 tấn lỗ 100.000 đồng. Đó là chưa nói tới chuyện chúng tôi bị ép giá vì nhà máy này thừa nguyên liệu” – ông Tâm nói.
Ông Vưu Văn Út - Giám đốc NMĐ Thới Bình cho biết: “Hàng năm đơn vị này thu mua khoảng 120.000 tấn mía nguyên liệu của hơn 1.700 hộ dân trong huyện Thới Bình và khoảng 2.000 hộ dân trồng mía các huyện lân cận của tỉnh Kiên Giang”.
Cần gỡ khó cho dân
Ông Út cho biết thêm, theo yêu cầu của ngành chức năng, nhà máy phải xử lý triệt để các vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, nhà máy chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải đúng với đánh giá của tác động môi trường (gọi tắt ĐTM).
Lão nông Đỗ Văn Thắng
Muốn gắn bó với cây mía đã khó nay còn khó hơn, nếu Nhà nước không giải quyết được vấn đề tiêu thụ mía cho người dân thì không lâu nữa dân vùng này sẽ phá vỡ quy hoạch, chuyển sang nuôi tôm.
Theo lãnh đạo NMĐ Thới Bình, đơn vị này thống nhất theo yêu cầu của Bộ TNMT về việc phải xây dựng hố bê tông chứa nước thải (hiện nhà máy chỉ đắp bờ bao chưa nước thải, xử lý trước khi thải ra môi trường – PV). Tuy nhiên, nhà máy xin được tiến hành xây dựng vào cuối tháng 1.2015 vì hiện tại đã vào mùa mưa không thể xây dựng được.
“Chúng tôi đã có tờ trình gửi Bộ TNMT về việc xin điều chỉnh ĐTM theo đúng với thực tế sản xuất của nhà máy. Công suất hệ thống xử lý nước theo ĐTM được phê duyệt 1000m3/ngày đêm, chúng tôi xin điều chỉnh xuống còn 180m3/ngày đêm” – ông Út nói.
Ngoài ra, để giải quyết khó khăn trước mắt cho người trồng mía trong tỉnh, ông Dương Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản gửi Bộ TNMT nêu rõ: “Nếu áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động đối với NMĐ Thới Bình trong thời điểm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.
Mặt khác, việc bộ đề nghị địa phương chủ động thu mua mía nguyên liệu của các hộ là không khả thi và rất khó thực hiện trong tình hình hiện nay. Do đó, tỉnh kiến nghị Bộ TNMT cho NMĐ Thới Bình gia hạn thời gian hoạt động đến ngày 30.6.2015”.
Related news
Từ thực tế nhiều gia đình thiếu vốn, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, 22 hộ dân ở thôn 8 xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) đã thành lập Tổ giúp nhau phát triển kinh tế. Qua nhiều năm hoạt động, tổ thực sự đã là chỗ dựa tin cậy cho các tổ viên trong việc xóa đói giảm nghèo, làm giàu bền vững trên chính mảnh đất của mình.
Vai trò của cây lúa lai trong việc tăng năng suất, sản lượng lúa và nhất là trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao giá trị xuất khẩu là rất quan trọng. Việc Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai của Tập đoàn Syngenta tại Nam Định đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được nhu cầu này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) vừa phê duyệt 4 giống ngô biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Đó là các giống ngô Bt 11, MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto).
Ngày 19-8, tại kênh xáng Xà No, đoạn qua phường V, thành phố Vị Thanh, gần 40 đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện công trình thanh niên “Thả tôm càng xanh tái tạo nguồn lợi thủy sản tại kênh xáng Xà No”.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm về khai thác, đánh bắt thủy sản nên ngay từ đầu mùa lũ anh Nguyễn Văn Nhớ ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú cho biết “gia đình anh đã chuẩn bị nhiều tay lưới mới và tận dụng lưới cũ của mùa lũ năm trước cho vụ làm ăn của gia đình mình.