Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá

Ông Võ Từ Nghĩa (tổ 14, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) mấy hôm nay như ngồi trên đống lửa vì hơn 2 ha bí của ông đầu tư gần 70 triệu đồng nhưng chỉ thu về được 30 triệu đồng. Ông buồn rầu cho biết: Lúc đầu, thấy cây bí phát triển tốt và ra hoa nhiều tôi mừng lắm. Tuy nhiên, do trời mưa đột ngột nên hoa bị rụng, dẫn đến bí không đậu trái.
Đến khi thu hoạch chỉ được 10 tấn nhưng giá bán chỉ được 3.000 đồng/kg nên tôi chỉ thu về được 30 triệu đồng. Tính ra, tôi lỗ gần 40 triệu đồng”. Ông Nghĩa cũng cho hay, cũng với diện tích trên nhưng năm ngoái sau khi trừ chi phí, ông lãi được trên 30 triệu đồng. Do bị thua lỗ nên ông phải mang sổ đỏ của gia đình lên ngân hàng vay tiền để trả nợ và đầu tư vào vụ bí tiếp theo.
Cũng như ông Nghĩa, gia đình ông Trần Thanh Phương (tổ 8, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) cũng không khỏi buồn rầu vì 2 năm nay, gia đình ông dồn hết công sức cho việc trồng bí mong mang lại thu nhập cho gia đình nhưng không ngờ lại liên tục bị lỗ. Ông cho biết: “Năm ngoái, tôi trồng 1 ha bí và đầu tư hết 44 triệu đồng.
Ban đầu, bí đậu trái nhiều nhưng khi gần thu hoạch, gặp mưa dẫn đến bí bị hỏng nên tôi chỉ thu được 15 tấn, bán giá 2.000 đồng/kg, tính ra bị lỗ 14 triệu đồng. Năm nay, tôi dồn hết công sức vào chăm kỹ 1,3 ha bí để mong có chút lãi bù lỗ cho vụ mùa trước nhưng không ngờ tiếp tục bị thất bại.
Dù thu được 31 tấn bí nhưng chỉ bán được với giá 2.000 đồng/kg với lý do bí cho quả nhỏ nên sau khi trừ 50 triệu đồng tiền đầu tư và các khoản chi phí cho việc thu hoạch, tôi chỉ huề vốn chứ không có lãi”.
Nói về nguyên nhân của việc thu mua bí với giá thấp, bà Ngô Thị Kim Oanh, một thương lái thu mua bí tại đây cho biết: “Năm nay, trời nắng nóng kéo dài, sau đó mưa đột ngột, dẫn đến nhiều quả bí bị nấm nên chúng tôi buộc phải mua với giá thấp. Ngoài ra, chi phí vận chuyển cao, buộc chúng tôi phải ép giá bí xuống thấp”.
Như vậy, cùng với thời tiết không thuận lợi khiến bí bị mất mùa, người nông dân trồng bí còn phải ngậm đắng bán bí với giá thấp vì những lý do trên. Với thực tế này, gần 20 hộ trồng bí trên diện tích hơn 30 ha bí tại làng Bung phải đối diện với tình trạng lỗ vốn nặng.
Có thể bạn quan tâm

Nhưng để phát triển theo hướng bền vững,tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp sữa bò lâu dài,cần phải có chiến lược phát triển đúng đắn rõ ràng,đây là điều mà lãnh đạo tỉnh,chính quyền các cấp và nông dân Sóc Trăng đang hướng đến.

Với lợi thế điều kiện chăn nuôi thuận lợi, việc hỗ trợ bò cho người dân miền núi đã mang lại kết quả khả quan. Dự án này đang được tiếp tục nhân rộng, huy động các nguồn lực xã hội để giúp người dân miền núi thoát nghèo.

Trăn thịt loại khoảng 6 kg/con đang được nhiều thương lái và cơ sở thu mua ở mức 300.000-310.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; còn trăn loại khoảng 30 kg/con trở lên có giá khoảng 260.000-270.000 đồng/kg. Do giá trăn thịt ở mức khá cao đã kích thích người dân phát triển nuôi nên trăn giống đang có giá từ 400.000- 450.000 đồng/con (loại khoảng 100-150 gram/con).

Vợ chồng anh Ba Lệ Bắc trú xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên có 10 sào đất màu chuyên canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Năm ngoái, họ dành nửa diện tích trồng ớt, còn nửa tỉa bắp lai. Nhờ đất giàu dinh dưỡng, nước tưới dồi dào, cây sinh trưởng tốt nên anh Ba hái được tổng cộng 7 tấn quả tươi từ 5 sào ớt.

Bên cạnh đó, xây dựng mô hình và quy trình kỹ thuật áp dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân, áp dụng với điều kiện đất khô, trên ruộng luân canh một vụ khoai lang vụ Đông Xuân- một vụ lúa Hè Thu.