Nông Dân Huyện U Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng

Hiện nay, mô hình nuôi rắn ri tượng ở huyện U Minh (Cà Mau) ngày càng phổ biến. Đây không chỉ là loài vật dễ nuôi mà còn đem lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho nhiều nông hộ.
Rắn ri tượng có thể nuôi trong can nhựa, bể xi măng hoặc trong lu, khạp. Không cần không gian rộng, mỗi hộ có thể nuôi vài chục con rắn là bình thường. Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương như nhái, cá tạp, nếu cung cấp đủ thức ăn, thì một năm rắn đạt đến trọng lượng 1 kg. Thời gian gần đây, do nhu cầu mở rộng mô hình, rắn giống khan hiếm nên một số hộ nuôi rắn sinh sản, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Riêng đối với rắn thịt bán ra thị trường có giá trung bình từ 400.000 đến 500.000 đồng/kg, có những thời điểm giá rắn đạt ngưỡng 800.000 đồng/kg.
Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.
Có thể bạn quan tâm

Sự thiếu oxy trong ao cá tra có thể do ao nuôi cá có nhiệt độ nước cao (biến động 28-32°C) dẫn đến hệ số hòa tan oxy vào nước giảm, mật độ nuôi quá cao, đáy ao có nhiều hợp chất hữu cơ tích tụ hay sục khí không đầy đủ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, ngày 11/12, miền Bắc tiếp tục rét đậm, có nơi rét hại.

Trung tâm Giống Thủy sản An Giang xác nhận đã ương nuôi và sinh sản thử nghiệm thành công mẻ cá hô giống đầu tiên. Hiện Trung tâm có 100 cá hô bố mẹ đang kỳ sinh sản, ước sản xuất được khoảng 100.000 con giống cá hô trong năm 2012.

Tại TP.HCM, nhiều nhà đầu tư đổ dồn về huyện Cần Giờ mua đất xây nhà nuôi chim yến. Trong khi thiếu những nghiên cứu khoa học đánh giá hiệu quả và rủi ro thì việc phát triển quá nhanh theo phong trào nuôi yến đã khiến không ít người lo ngại

Dự án “Phát triển sản xuất lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa” do huyện Yên Lập phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ triển khai từ năm 2009 đến nay đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại địa phương.